Thiết Kế phòng thờ tại gia chủ hợp phong thủy, hút lộc

Thờ cúng tổ tiên là phong tục tốt đẹp của các nước Á Đông bao gồm cả Việt Nam. Phòng thờ là nơi linh thiêng, nơi thờ cúng ông bà tổ tiên để bày tỏ sự hiếu thảo, lòng thành kính của gia chủ với các đấng sinh thành. Vậy thiết kế ban thờ như thế nào cho hợp phong thủy? Những lưu ý khi lập ban thờ tại gia. Cùng Bảo Long tìm hiểu và trả lời những câu hỏi trên qua bài dưới đây.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là gì?

Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mang ý nghĩa tâm linh, thông qua nghi lễ thờ cúng nhằm xác lập “mối liên hệ” giữa người sống với người chết, giữa người ở thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Là sự thể hiện quan niệm về nhân sinh của người Việt Nam: “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”.

Với người Việt Nam, chết chưa phải là hết, tổ tiên lúc nào cũng ở bên cạnh người sống, trên bàn thờ mỗi gia đình, dõi theo, động viên, trợ giúp, phù hộ cho con cháu trong cuộc sống. Không giống như như tôn giáo thường tuyệt đối hóa đời sống tinh thần, hướng con người về thế giới siêu thoát, thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tuy có hướng con người về với quá khứ, song lại rất coi trọng hiện tại và tương lai.

ban bo do tho kham tam khi day du

Thờ cúng tổ tiên là hình thức tín ngưỡng mang ý nghĩa tâm linh

 Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với dân tộc Việt Nam:

Phong tục thờ cúng tổ tiên dựa được truyền từ đời này qua đời khác. Nó không chỉ thể hiện ý thức luôn hướng về nguồn cội, bày tỏ lòng hiếu thảo mà còn mang giá trị về mặt tâm linh. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc. Thờ cúng tổ tiên phát huy các giá trị sống tốt đẹp cho hiện tại, là cách giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu về sau.

đồ thờ bằng đồng hà nội

Bộ đồ thờ đầy đủ gồm những gì?

Thiết kế ban thờ tại gia hợp phong thủy

Trong xu hướng thiết kế biệt thự đẹp, nhà đẹp hiện nay, trong những ngôi nhà phố hay mẫu biệt thự đẹp thì khu vực thờ cúng thường được đặt ở một phòng riêng biệt tại tầng trên cùng của ngôi nhà được gọi chung là phòng thờ. Và theo phong thủy thì cách bố trí phòng thờ chiếm tới 70 – 80% giá trị trong phong thủy căn nhà mà các gia chủ cần phải lưu ý.

1.Bàn thờ không được hướng thẳng ra cửa

Khi bài trí bàn thờ, tránh kê bàn thờ hướng đối diện với cửa ra vào hoặc phía dưới cửa sổ. Bởi theo quan niệm phong thủy, điều này sẽ làm thoát khí tốt ra khiến chủ nhà không gặp may mắn. Trong trường hợp diện tích ngôi nhà khiêm tốn, bàn thờ nhìn thẳng với lối cửa vào hoặc đặt tại vị trí mà nhiều người quan sát và nhòm ngó thấy, cần phải làm rèm che lại phía trước và hai bên.

Ban thờ thường được đặt ở những nơi cao ráo, sáng nhất trong nhà

2. Không đặt bàn thờ ở lối đi lại

Bàn thờ là nơi cần yên tĩnh, thanh tịnh. Vì vậy đặt ở gần lối đi lại ồn ào sẽ khiến gia chủ không gặp may, hao tán tài lộc. Bên cạnh đó, cũng không nên đặt phòng thờ cạnh hoặc dưới phòng trẻ em, sân chơi sẽ làm mất đi sự tĩnh tại cần thiết cho không gian thờ cúng.

3. Không kê bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm

Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong nhà. Vì vậy, khi kê bàn thờ gia chủ tuyệt đối không được kê gần nhà vệ sinh, phòng tắm hay khu vực ô nhiễm như gần cống thải… Điều này sẽ làm ô uế không gian thiêng liêng. Nếu nhà quá chật chội thì nên chọn chỗ cao và tránh xa tối đa những chỗ không sạch sẽ.

4. Nên đặt phòng thờ tại tầng cao nhất của nhà

Không gian thờ cúng cần đảm bảo tính tôn nghiêm, trang trọng. Vì vậy, tuyệt đối không nên để người ngoài bước vào nhà là nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị và hình ảnh tổ tiên. Nếu nhà có nhiều tầng, bàn thờ nên đặt ở tầng trên cùng. Phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên.

lo-loc-binh-cu-to

Đôi lộc bình khảm ngũ sắc cao cấp

Phía trước bàn thờ là các gian trang trọng, phía sau là cầu thang hoặc các không gian như sân phơi, kho. Trong trường hợp đặt bàn thờ ở tầng dưới hoặc tầng giữa nên tránh phía dưới bàn thờ là bếp lửa; phía trên là nhà tắm, nhà vệ sinh, giường ngủ hoặc các vật nặng nề đè lên.

Còn đối với nhà chung cư, nếu đặt bàn thờ và phòng khách cùng một mặt bằng thì cần có có vách ngăn hoặc tấm bình phong ngăn cách giữa không gian thờ và phòng tiếp khách. Điều này để tránh các tầm nhìn trực tiếp vào khu thờ tự.

5. Bàn thờ phải luôn sạch sẽ, thông thoáng

Ban thờ thường được lau dọn vào những dịp đặc biệt
Nơi thờ cúng cần được lau chùi sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Gia chủ không nên đặt bàn thờ quá cao hoặc quá thấp. Bàn thờ đặt quá cao gây khó khăn cho việc thờ cúng, trong khi đó bàn thờ thấp lại thiếu tính trang nghiêm. Trong trường hợp bàn thờ cao phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần.

6. Tăng thêm sinh khí cho nơi thờ bằng cây xanh

Để tăng thêm sinh khí cho nơi thờ tự, gia chủ có thể bố trí thêm một hoặc hai cây xanh. Nên lựa chọn cây kim tiền, phát lộc hoặc một số loài cây dễ sống. Không nên lựa chọn cây có gai nhọn, khó sống để tránh trường hợp đang trồng thì chết.

Nên có thêm các loại cây phong thủy như bonsai, sống đời… tăng thêm sinh khí cho phòng thờ

Đặt các loài cây mang ý nghĩa tốt gần bàn thờ sẽ giúp tăng thêm sinh khí và tài lộc cho chủ nhà. Nếu gia đình có điều kiện thì có thể tạo một không gian sơn thủy và cây cối cạnh khu vực thờ tự. Điều này gây hiệu ứng tốt nhất khi muốn có nhiều sinh khí tụ tại đây, tạo phước lành cho mọi người sống trong nhà.

cách bốc bát hương sao cho đúng

Nhà có thêm cây cũng khiến căn nhà có thêm sinh khí, tươi trẻ hơn

6. Nguyên tắc chiếu sáng ở phòng thờ

Phòng thờ của gia đình phải tạo được không khí trang nghiêm, ấm cúng, gần gũi tránh tạo cảm giác lạnh lẽo.

Phòng thờ thường được bố trí có diện tích nhỏ, do vậy bạn nên chọn những đèn treo nhỏ cho tương xứng với phòng, tránh treo các loại đèn chùm lớn gây mất cân đối. Cần lưu ý là bố trí ánh sáng đèn không được chiếu thẳng vào người ngồi khi hành lễ cúng bái.

Tường có treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng hai bên bức tranh.

7. Đặt bàn thờ theo thuật phong thuỷ

Việc bố trí đặt hướng bàn thờ cần căn cứ vào mệnh của gia chủ:

Người mệnh Đông tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Khảm (Bắc), Tốn (Đông Nam), Chấn (Đông), Ly (Nam).

Người mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Đoài (Tây), Càn (Tây Bắc), Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam).

dien_ao_dai_dep_di_le_chua_da

Lập ban thờ tại gia sao cho hợp phong thủy?

Những đồ thờ cần có trên bàn thờ truyền thống

Bát hương: Nếu gia đình chỉ thờ thần linh, gia chủ đặt 1 bát hương trên bàn thờ. Còn nếu thờ gia tiên sẽ đặt 3 bát hương, 1 bát hương cỡ lớn và 2 bát hương nhỏ.

Khi đặt bát hương trên bàn thờ, gia chủ có thể đặt trên đế bát hương bằng sứ, đế bát hương bằng gỗ hoặc đặt trên tam cấp cho đẹp.

Lộc bình (lọ hoa): trên bàn thờ đặt thêm lọ hoa nhỏ để cắm hoa tươi. Gia chủ có thể đặt lọ hoa theo số lượng tùy ý ở 2 bên bàn thờ cho cân đối

Mâm bồng (Đĩa đựng lễ vật): Một ban thờ cơ bản sẽ có 1 mâm bồng đặt chính giữa bàn thờ. Mâm bồng có thể đặt hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, tiền vàng,…

Nậm rượu: Nậm đựng rượu cúng bằng gốm sứ. Bàn thờ nhỏ gia chủ đặt 1 nậm rượu, khi cúng có thể để mở nắp nậm hoặc rót rượu ra chén.

Kỷ chén (đựng nước): Kỷ chén dùng để rót nước, rót rượu khi thờ cúng. Ban thờ có thể đặt kỷ 3 chén hoặc 5 chén ở chính giữa bàn thờ

Trên đây là bộ đồ thờ đầy đủ nhưng tùy từ gia chủ mà chúng ta có thể đặt thêm một số món đồ khác. Dù thờ cúng có mâm cao cỗ đầy, chúng ta không cần quá cầu kỳ quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính của mình đối với ông bà tổ tiên 

bo-do-tho-cho-ban-tho-1m97.

Với mỗi gia đình có những nguyên tắc bài trí ban thờ khác nhau 

Điều cấm kỵ khi thiết kế phòng thờ tại gia

– Cách cục, trong phong thủy bàn thờ được coi như kháo sơn, cần đặt ở nơi có sơn tinh đang vượng. Như năm nay chúng ta đang ở trong vận 8, bàn thờ nên đặt nơi có Cửu Tử hay Nhất Bạch đáo sơn.

– Thời gian lập bàn thờ: Việc lập bàn thờ thường được tiến hành đồng thời với nhập trạch, nên việc lựa chọn thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sau này. Ngoài thời gian phù hợp với nhập trạch, cúng tế hay hợp tuổi gia chủ, người ta còn chú ý đến thời điểm có sao Bát Bạch để hóa giải sát khí.

– Về người lập bàn thờ: Người xưa cho rằng phụ nữ mang thai có nhiều tạp khí, không nên động chạm vào bàn thờ hay bát hương. Hơn nữa, người bốc bát hương nên là gia chủ, chứ không nhất thiết phải nhờ người khác, cốt sao là sự thành tâm và tay chân sạch sẽ khi thực hiện.

đồ thờ bằng đồng

Đồ thờ bằng đồng vô cùng đa dạng, phong phú

– Bố trí trên bàn thờ: Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên chứ không phải nơi phô trương hay trưng bày, những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ, nhất là giấy công đức ở đình chùa. Nếu thờ gia tiên cùng Phật hay thờ mẫu, cần tách riêng bàn thờ Phật hay thờ mẫu, bàn thờ gia tiên để thấp hơn và tách biệt.

– Về đồ lễ trên bàn thờ: Quan trọng nhất là hương hoa, tức hương thắp, hoa quả tươi, hoa tươi và nước sạch. Tránh các loại đồ giả như hoa quả nhựa. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh bày để từ tháng này qua tháng khác. Không nên để lễ mặn, hay tiền mặt lên bàn thờ

đèn đồng đình chùa

Ban thờ là nơi linh thiêng kết nối giữa con cháu và ông bà tổ tiên 

Trên đây là những chia sẻ của Đúc Đồng Bảo Long về cách bài trí ban thờ tại gia hợp phong thủy. Hi vọng sẽ đem đến những thông tin hữu ích đối với người đọc. Bảo Long chuyên cung cấp các sản phẩm đúc đồng: đồ thờ bằng đồng, tranh đồng, tượng đồng theo yêu cầu…  Rất đa dạng có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Đồ đồng tại Bảo Long được đúc thủ công tinh xảo với họa tiết hoa văn sắc nét. Cam kết đảm bảo độ bền lâu, không bong tróc, xuống màu bởi sử dụng đồng nguyên chất.

Quý khách quan tâm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc, hoặc liên hệ Hotline: 0984 888 889 để được hỗ trợ tốt nhất

 

Facebook