Phân biệt tượng phật Thích ca và tượng phật A Di Đà

Nếu không phải là người am hiểu kiến thức về Phật giáo, chắc chắn không ít người trong số chúng ta đã từng cho rằng: phật Thích Ca và phật A Di Đà chính là một. Nguyên nhân dẫn tới sự nhầm lẫn ấy là bởi mỗi khi nhắc tới hai vị Phật này, mọi người thường hay niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hay “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, đó chính là nguyên do. Vậy làm thế nào để dễ dàng phân biệt hai bức tượng này? Rất đơn giản thôi, hãy cùng Bảo Long tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu nguồn gốc của phật Thích Ca và phật A Di Đà

Nguồn gốc phật Thích Ca

Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái Tử Tất Đạt Đa, thuộc dòng họ Cổ Đàm, vương quốc Thích Ca – Ấn Độ ngày nay vào năm 624 TCN. Mặc dù sống trong giàu sang, phú quý nhưng Ngài muốn vượt qua đau khổ của sinh, lão, bệnh, tử trong nhân gian nên ông đã từ bỏ ngai vàng, cùng với 5 người bạn đồng tu trong suốt 6 năm kiên trì khổ hạnh, ép xác tới mức sức khỏe giảm sút, thân hình gầy gò, ốm yếu.

Nhưng Ngài nghiệm ra rằng khổ hạnh hay ép xác không phải là con đường thoát khổ và cứu khổ. Sau đó, Ngài đã tìm đến thiền định và đã vượt qua mọi nỗi sợ hãi và giác ngộ chân lý của sự khổ đau và sáng lập ra Phật giáo.

tuong-thich-ca-kham-tam-khi

Tượng Phật Thích Ca khảm tam khí cao 89cm

Nguồn gốc phật A Di Đà

Nguồn gốc của Phật A Di Đà có khá nhiều lý giải khác nhau, nhưng phổ biến nhất là theo lý giải của kinh Bi Hoa, vào một đại kiếp gọi là Thiện Trì, có một vị Chuyển luân Thánh Vương là Vô Tránh Niệm, thống trị bốn châu thiên hạ. Ngài có một quan Ðại thần tên là Bảo Hải, rất giàu lòng tín ngưỡng.

Vào một ngày khi nghe Đức Phật Bảo Tạng thuyết pháp, khi đó Đức Phật tỏa những hào quang sáng ngời, soi khắp cả thế giới. Vua Vô Tránh Niệm quỳ gối chắp tay phát lời đại nguyện, cầu xin sau khi tu hành thành Phật, quốc độ và nhân dân của Ngài, đều được trang nghiêm thanh tịnh. Nhờ nhân duyên ấy, Ngài thành Phật và lấy hiệu là A Di Ðà. Trong Phật giáo Đại thừa, tượng Phật A Di Đà được tôn thờ nhiều nhất và mang ý nghĩa là ánh sáng vô lượng.

duc-tuong-phat-a-di-da-bang-dong

Tượng Phật A Di Đà có nhiều tư thế tay khác nhau

Tượng Phật A Di Đà đẹp nhất là mẫu tượng toát lên sự từ bi, phúc hậu của Phật ngay từ khuôn mặt, hình dáng. Nên gia chủ cũng cần lưu ý điểm này khi chọn mua bất kì mẫu tượng Phật nào.

Sự khác nhau của tượng phật Thích Ca và tượng phật A Di Đà

Hình dáng đặc trưng

Các mẫu tượng Phật Thích Ca thường được khắc họa với hình ảnh tóc búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc; mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, đặc biệt trước ngực không có chữ “vạn”. Phật thường tọa trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.

/tuong-bon-su-thich-ca.

Phật thường tọa trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.

Trong khi đó, tượng Phật A Di Đà có các cụm tóc xoắn ốc trên đầu, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười thể hiện sự cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ, áo có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có chữ “vạn”.

Biểu tượng chữ “Vạn” là biểu tượng của sự may mắn. Từng xuất hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 năm trước công nguyên. Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời. Nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. Chữ Vạn là một trong 32 đức tính của Phật, biểu thị công đức vô lượng của Phật. Chữ Vạn là phù hiệu, không phải là chữ viết.

Tư thế tay thiền định

Tay của Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng… Phật cũng có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ. Hay có những mẫu tượng Thích Ca bằng đồng khắc họa hình ảnh Phật đang làm ấn chuyển pháp luân, tức là tay trái hướng vào thân, tay mặt hướng ra; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau thành vòng tròn, hai vòng tròn đó chạm nhau.

/tuong-phat-a-di-da-bang-dong

Tượng phật thường được lựa chọn thờ ở đình chùa, nhà thờ tổ

Tượng Phật A Di Đà có nhiều tư thế tay khác nhau như: Trong tư thế đứng, tay Phật làm ấn giáo hóa – tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn. Nếu ở tư thế ngồi kiết già trên tòa sen, thì tay sẽ bắt ấn thiền.

Nhận biết qua các nhân vật đi kèm

Một trong những cách đơn giản để phân biệt tượng Thích Ca và tượng A Di Đà chính là thông qua các nhân vật đi kèm. Đức Phật A Di Đà thường được minh họa bằng hau vị Bồ Tát là Đại Thế Chí ở bên phải với tay cầm bông hoa sen. Và Quán Thế Âm ở bên trái với tau cầm cành dương và bình nước cam lộ.

Mặt khác, tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thường đi kèm cùng hai vị tôn giả là A Nan Đà với vẻ mặt trẻ ở bên phải. Và Ca Diếp với vẻ mặt già ở bên trái.

phan-biet-phat-thich-ca-va-phat-a-di-da-thuvienbaigiang.vn-1465892838006

Phân biệt tượng Phật Thích Ca, tượng Phật A Di Đà 

Về ý nghĩa biểu tượng, tượng Phật Thích Ca và tượng Phật A Di Đà đều mang lại những điều tốt đẹp cho con người, đều giúp con người giác ngộ chân lý và hướng tới cuộc sống thiện lành.

Tượng Phật là vật phẩm quan trọng trong việc thờ cúng nên bên cạnh cái tâm thiện lành của người thờ, cũng cần đảm bảo chất lượng của các mẫu tượng. Đó là sự chân thực, tinh xảo, khuôn mặt phải toát lên sự từ bi, phúc hậu của Đức Phật.

tuong-thich-ca-dat-vang

Tượng phật bằng đồng dát vàng cao cấp

Mua tượng phật bằng đồng ở đâu uy tín chất lượng.

Đúc Đồng Bảo Long là đơn vị chuyên cung cấp bộ đồ thờ bằng đồng cao cấp, chất lượng. Các sản phẩm của  được đúc thủ công bởi bàn tay người nghệ nhân làng nghề Tống Xá, Ý Yên, Nam Định. Với đội ngũ thợ lành nghề, dày dặn kinh nghiệm cùng xưởng đúc cỡ lớn. Xưởng vệ tinh chuyên nghiệp luôn đảm bảo công suất và chất lượng đạt chuẩn.

Có vô cùng nhiều sản phẩm như: đồ thờ bằng đồng, tranh đồng, tượng đồng… giá cả hợp lý. Tin chắc có thể làm hài lòng được ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Quý khách quan tâm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc, hoặc liên hệ Hotline:0984 888 889 để được hỗ trợ tốt nhất.  

Facebook