Cồng chiêng, một trong những nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào Tây Nguyên và các vùng miền khác. Đây không chỉ là tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn là dấu ấn lịch sử, là nét đẹp trong tín ngưỡng và đời sống sinh hoạt. Ngày nay, trong công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những nét đẹp của văn hóa dần bị mai một. Chúng ta ít còn thấy những buổi hành ca hào hùng thuở ấy nữa. Nhưng cũng có một dấu hiệu đáng mừng rằng, cồng và chiêng đồng bước ra ngoài đời sống. Trở thành vật phẩm có giạ trị về tâm linh và tinh thần. Chiêng đồng Bảo Long, tự hào là một trong những đóng góp giúp bảo tồn và phát huy những giá trị, tinh hoa của dân tộc.
Cồng chiêng – Kiệt tác văn hóa dân tộc
Ngày 25/11/2005 có lẽ không chỉ là ngày vui của đồng bào Tây Nguyên mà còn của cả tập thể nhân dân Việt Nam. Bởi, trong ngày này UNESCO đã công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Cồng chiêng là một loại hình di sản tồn tại từ nền văn hóa Đông Sơn, cách đây ít nhất 3500-4000 năm. Trong đó, trống đồng và chiêng đồng là hai nhạc cụ điển hình. Cồng, chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại không núm, chiêng có núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20 đến 50-60cm, loại cực đại tới 90-120cm.
Cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những tinh hoa văn hóa độc đáo của Việt Nam
Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ. Một bộ thường có từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18-20 chiếc. Trong một bộ chiêng có chiêng cái là quan trọng nhất. Nghệ thuật cồng chiêng của Việt Nam đã phát triển đến một trình độ cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các nghệ sĩ cồng chiêng kết hợp với nhau rất hài hòa.
Ngày nay, chúng ta vẫn có thể thấy bóng dáng những chiếc Trống đồng hay Chiêng đồng trong cộng đồng người Mường và nhiều dân tộc khác dọc dãy Trường Sơn – Tây Nguyên.
Phát huy giá trị Chiêng đồng trong đời sống con người
Hầu hết các buôn làng Tây Nguyên hiện nay đều có những đội cồng chiêng phục vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng, trong dịp hội hè. Tiếng Chiêng đã gắn liền với cuộc đời và đi vào các bản Sử thi Tây Nguyên hào hùng.
Vào ngày lễ tết, hình ảnh quen thuộc “bên ngọn lửa thiêng, những vòng người say sưa múa hát trong tiếng cồng chiêng vang động núi rừng” lại xuất hiện trên khắp các buôn làng. Ở Trường Sơn-Tây Nguyên âm thanh của cồng chiêng là “chất men” lôi cuốn gái trai vào những điệu múa hào hứng của cả cộng đồng trong những ngày hội của làng buôn. Có thể nói, Cồng và chiêng đồng là một bộ phận không thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều dân tộc tại Việt Nam ta.
Chiêng đồng có ý nghĩa quan trọng trong tín ngưỡng và đời sống tinh thần người dân Tây Nguyên
Cồng chiêng cũng thường được người Tây Nguyên sử dụng trong nhiều nghi lễ rất quan trọng. Với người Gia Lai, khi đứa trẻ được sinh ra sẽ được tham gia lễ “thổi tai”. Tiếng chiêng chính là nhịp cầu nối đứa trẻ với buôn làng của mình. Đánh thức tinh thần của một người con mới chào đời.
Chiêng còn được sử dụng cho các nghi lễ cúng tế, tang ma, cưới xin, mừng năm mới, mừng nhà mới, các nghi lễ nông nghiệp, cầu sức khoẻ và may mắn… Ngoài ra, trong mỗi cái chiêng, đồng bào lại tin rằng có một vị thần trú ngụ. Ai có nhiều chiêng không chỉ là người giàu của cải mà còn là người có sức mạnh và được thần linh phù hộ.
Ngày nay, không chỉ các dân tộc Tây Nguyên sử dụng, mà nhiều người cũng lựa chọn cho mình một chiếc chiêng trong nhà hay phòng làm việc. Đây không chỉ là một cách lưu giữ và tôn vinh văn hóa mà còn thể hiện sự tôn trọng với giá trị của chiếc Chiêng. Cũng giống như đồng bào Tây Nguyên, người ta tin tiếng Chiêng như tiếng của các vị Thần. Tà ma hay ác quỷ sẽ bị thần linh đẩy lùi, bảo vệ con người bình an.
Ngày nay, Chiêng đồng cũng được ứng dụng trong đời sống và sử dụng trong đình chùa, nhà thờ họ hay tại gia
=>> Các đồ thờ cúng bằng đồng tốt nhất
Bảo Long – Nơi bảo tồn và phát huy tinh hoa dân tộc
Như đã nói ở trên, nét đẹp trong văn hóa dân tộc đang bị mai một dần theo đà phát triển của Công nghiệp hóa. Hầu như, những tinh hoa trong biểu diễn Cồng chiêng chỉ còn thấy ở lớp cha ông. Nếu chỉ bảo tồn mà không phát huy thì nét đẹp của không gian văn hóa Cồng chiêng chỉ còn được thấy qua các tư liệu, trang sách.
Lại nói về Bảo Long, chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đúc đồng gia truyền Ý Yên, Nam Định. Các loại sản phẩm đồ đồng rất đa dạng, từ kích thước, kiểu dáng, mẫu mã… Chiêng đồng là một trong những sản phẩm đáng tự hào của chúng tôi. Để làm ra một chiếc Chiêng hoàn hảo, đòi hỏi phải là người nghệ nhân có trình độ. Một khí cụ, nhạc khí mà tiếc kêu không hay thì chỉ là một vật trang trí thông thường mà thôi.
Bảo Long tự hào là đơn vị uy tín chuyên chế tác Chiêng đồng chất lượng
Ứng dụng trong đời sống ngày nay, những chiếc Chiêng đồng được thêm thắt các kĩ thuật đúc đồng đỉnh cao. Như vậy sẽ cho ra vẻ đẹp thẩm mĩ tốt nhất. Đây cũng là cách mà chúng tôi phát huy và bảo tồn truyền thống đúc đồng xa xưa và nét đẹp của văn hóa cồng chiêng.
=>> 200 mẫu tranh đồng mỹ nghệ phong thủy tốt nhất
Tham khảo ngay các mẫu Chiêng đồng đẹp nhất tại Bảo Long. Liên hệ Hotline để được tư vấn tốt nhất.
ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG
Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388