Chuông đồng là pháp khí tâm linh được sử dụng nhiều trong các không gian thờ cúng như đình chùa, đền miếu, điện thờ. Bạn đang thường thấy khi đúc chuông cho chùa tăng ni, phật tử nhà chùa sẽ cho vàng vào đúc cùng? Việc này có ảnh hưởng đến tiếng chuông không? Hãy cùng Bảo Long tìm ra lời giải đáp qua bài viết sau
Chuông đồng – Pháp khí tâm linh không gian thờ cúng
Chuông đồng không xa lạ với bất cứ ai đặc biệt là chuông đồng đình chùa với văn hoá phương đông ở các nước có đạo Phật phổ biến như Việt Nam.
Căn cứ vào kích thước mà chuông đồng được chia thành 3 loại chính. 3 loại chuông đều được sử dụng trong Phật giáo.
– Chuông Đại hồng chung (chuông U Minh)
– Chuông báo chúng
– Chuông gia trì
Tại đình chùa, đền miếu có nhiều chuông đồng cỡ lớn hoặc nhỏ để sử dụng với tần suất khác nhau. Các mẫu chuông nhỏ treo giá gỗ dùng dùi cầm tay để gõ hàng ngày. Các mẫu chuông lớn hơn thì được treo cao và dùi lớn, phải dùng sức đẩy mạnh mới tạo tiếng chuông vang. Chuông đồng cỡ lớn thì không được thỉnh thường xuyên mà thường là các dịp trọng đại, các dịp lễ lớn mới vang lên.
Chuông đồng là pháp khí tâm linh được sử dụng nhiều trong các không gian thờ
Hiện nay tại các nhà thờ họ, từ đường, điện thờ…chuông đồng cũng được sử dụng rất phổ biến. Hầu hết là các mẫu chuông như chuông đình chùa; nhưng cỡ nhỏ để phù hợp với không gian thờ cúng và mục đích sử dụng.
Ý nghĩa âm thanh Chuông đồng trong không gian thờ tự
Chuông đồng là một nhạc cụ của dân tộc được đúc bằng kim loại và phát ra âm thanh trong, vang xa. Theo quan niệm Phật giáo, chuông là biểu trưng cho trí tuệ; là những nhạc cụ dùng trong các sự kiện lớn: đám cưới, đám tang hay những dịp lễ lớn trong các chùa, đền.
Tiếng chuông đồng là âm thanh giúp con người thức tỉnh và sống đúng đạo hơn.
Tiếng chuông mang nhiều ý nghĩa khác nhau như: tiếng chuông đồng trở thành hiệu lệnh trong các chùa chiền; làm thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc; tiếng chuông giúp con người được thanh tịnh, xua tan những mệt mỏi, lo toan hàng ngày. Chiếc chuông đồng làm tăng thêm sự uy nghi, linh thiêng của ngôi chùa.
>>>Xem thêm các mẫu hạc thờ bằng đồng đẹp, chất lượng
Bên cạnh đó, cũng có những lý giải về ý nghĩa riêng của từng loại chuông như:
Tiếng chuông đại hồng chung mang ngụ ý thức tỉnh; giúp con người sớm giác ngộ và giải thoát khỏi vòng luân hồi tối tăm đau khổ của cuộc đời. Đồng thời cũng nhắc nhở người xuất gia buông bỏ hỉ nộ ái ố để tịnh tâm, tu tập.
Trong khi đó, tiếng chuông Báo chúng mang ý nghĩa là phương tiện thông báo; báo tin cho Tăng ni Phật tử biết những lúc họp, thọ trai, giờ bái sám,…
Được đúc hoàn toàn bằng đồng thanh khiết
Chuông đồng gia trì là loại chuông giúp cho các buổi lễ, tụng kinh được tuần tự, nhịp nhàng như: báo hiệu lúc bắt đầu đọc kinh hay khi đoạn kinh sắp hết.
Chính vì vậy, chuông đồng là vật không thể thiếu trong các chùa. Quan trọng nhất, tiếng chuông đồng là âm thanh của nhà Phật giúp con người thức tỉnh và sống đúng đạo hơn.
Quy trình đúc chuông đồng đồng thủ công
Để làm ra được một quả chuông đồng đẹp, tiếng hay đòi hỏi cả một đội ngũ thợ lành nghề với quy trình đúc chuông chuẩn chỉ. Sau đây là quy trình đúc chuông đồng hoàn toàn thủ công của cơ sở đúc đồng Bảo Long:
– Tạo mẫu chuông bằng đất sét trộn bông, trấu tạo độ keo cho khuôn.
– Nặn khuôn đòi hỏi người thợ có kinh nghiệm lâu năm; để tạo lên hoa văn cổ trên thân hình quả chuông.
– Kỹ thuật chọn nguyên liệu càn lọc nguyên liệu lẫn tạp chất, đồng thanh khiết, thiếc chuẩn.
– Nấu đồng đúng thời gian, màu nước rót đồng đỏ hồng để rót đều khắp quả chuông.
– Quy trình sửa nguội, đánh bóng và làm màu…
Dựa vào kích thước chuông đồng chia thành: Đại hồng chung, báo chúng, Chuông gia trì
Khuôn đúc chuông đồng được dùng đất tốt trộn với trấu và giấy gió để làm thành khuôn âm bản – khuôn có thể tách làm đôi. Sau đó dùng bùn, trấu và bột chịu nhiệt làm cốt bên trong. Sau đó khuôn sẽ được phơi khô trong 10 – 20 ngày hoặc có thể nung khuôn cho khô bằng nhiệt độ 700 độ C.
Quy trình đúc chuông đồng đòi hỏi đồng phải được nấu chảy hết trong 10 tiếng; sau đó sẽ cho thêm thiếc, kẽm, chì theo tỉ lệ nhất định. Nấu cho đồng và thiếc nóng chảy hoàn toàn.
Lúc này mới tiến hành rót đồng vào khuôn. Một lưu ý quan trọng là khuôn đúc phải được nung nóng sao cho khi rót đồng vào thì khuôn đúc cũng đã được nung nóng đỏ. Như vậy nhiệt độ mới tương đương; đồng rót vào không bị cứng lại mà có thể chảy đều đến từng chi tiết. Quy trình này đòi hỏi người thợ của những cơ sở đúc chuông đồng phải thật kinh nghiệm, phán đoán tốt nhất. Để trong 2 – 3 ngày thì được dỡ khuôn.
Để làm ra được một quả chuông đẹp, tiếng hay đòi hỏi cả một đội ngũ thợ lành nghề
Sau khi đúc xong sản phẩm sẽ được để nguội; thử tiếng nếu đạt âm thanh chuẩn thì sẽ tiến hành sửa nguội để tạo một chiếc chuông đồng hoàn chỉnh nhất.
Để hoàn thành một chiếc chuông đồng cần rất nhiều nhân công hỗ trợ. Có những trường hợp khi đổ xong chuông nhưng âm thanh chưa đạt chuẩn, các nghệ nhân còn phải đúc lại. Một chút sơ sẩy cũng có thể dẫn đến tai nạn do nhiệt độ nóng chảy của đồng rất lớn. Đúc chuông đồng là một kỹ thuật đòi hỏi kinh nghiệm và nhiều kỹ năng. Chỉ có những nghệ nhân đúc đồng giàu kinh nghiệm mới tạo ra được sản phẩm với tiếng chuông chuẩn, cao, trong và vang xa được.
Đúc chuông đồng là một kỹ thuật đòi hỏi kinh nghiệm và nhiều kỹ năng
Đúc chuông có nên bỏ vàng vào không?
Nghề đúc chuông đồng theo các nghệ nhân nổi tiếng thì có 2 yếu tố chính không được phép sai lầm để tạo nên một quả chuông ngân vang rền như tiếng sấm.
– Âm thanh khi đánh phải trong, ngân vang từng hồi tưởng chừng như không dứt. Đây gọi là kỹ thuật lấy “Thanh”
– Họa tiết hoa văn: Hay còn gọi là “Sắc” , hoa văn chuông tượng trưng cho nhiều ý nghĩa tâm linh nơi cửa chùa.
Đúc chuông đồng đòi hỏi phải hoàn hảo cả “Thanh” và “Sắc“, phần “Sắc” còn có thể sửa nguội được chứ phần “Thanh” một khi đã hỏng không được trong; không ngân vang tới khắp mười phương là phải bỏ đi đúc lại.
Khi tìm hiểu về đúc chuông đồng chắc chắn sẽ có thắc mắc:”Tại sao thầy chùa, phật tử đúc chuông lại cho vàng vào đúc chuông? Nhưng việc đó có thật sự cần thiết không?”
Bảo Long xin trả lời các gia chủ như sau: Việc bỏ vàng vào chuông khi đúc là ước muốn tâm linh chứ không liên quan đến việc lấy tiếng. Chuông kêu hay không không phụ thuộc vào số vàng phật tử bỏ vào mà phụ thuộc vào kỹ thuật của người nghệ nhân đúc đồng.
>>>Xem thêm các mẫu đồ đồng mỹ nghệ đúc hoàn toàn thủ công
Đứng ở góc độ người phật tử, một người tu hành thì tứ đại giai không, vật chất là vật ngoài thân. Nên nếu có vàng mà muốn bỏ vào chuông với mong muốn cầu nguyện thì cũng không có gì là lãng phí. Nhưng nếu đứng ở góc độ người thường; dựa trên thước đo giá trị kinh tế thì việc bỏ vàng vào chuông là lãng phí.
Việc bỏ vàng vào chuông khi đúc là ước muốn tâm linh, không liên quan đến việc lấy tiếng
Cửa hàng đúc chuông đồng uy tín chất lượng
Đúc Đồng Bảo Long tự hào là một trong những cơ sở lớn nhất tại làng nghề Ý Yên, Nam Định. Chuyên chế tác và thi công các công trình đúc đồng thủ công mỹ nghệ với chất lượng và độ tinh xảo cao nhất. Với đặc thù sản xuất trực tiếp theo phương pháp thủ công truyền thống, không phải qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.
Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm như: đồ thờ , hạc thờ, lư đồng theo yêu cầu… Được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt tin tưởng, sử dụng. Bảo Long luôn coi lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi tin rằng mình có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ Hotline: 0915.979.388 – 0984.888.889 để được hỗ trợ nhanh nhất.