Cúng dường tượng Phật có ý nghĩa gì trong cuộc sống và Phật pháp? Đó có thể là câu hỏi nhiều người đặt ra khi mới bước chân vào của Phật. Bố thí hay cúng dường có chung một nghĩa là cho, tặng, biếu… tùy vào người nhận mà có cách gọi khác nhau. Cúng dường tượng Phật Tam bảo là việc nên làm, có như vậy chúng ta ắt sẽ đạt được công đức vô lượng.
Cúng dường tượng Phật là gì?
Giải nghĩa từ “cúng dường”
Từ cúng dường là nói trại của hai chữ cung dưỡng có nghĩa là cung cấp và dưỡng nuôi. Về nội dung thì bố thí hay cúng dường có ý nghĩa giống nhau, nhưng người ta dùng hai từ khác nhau để phù hợp với đối tượng thọ nhận: cho với lòng hảo tâm, thương cảm thì gọi là bố thí, còn cho với lòng ngưỡng mộ, tôn kính thì gọi là cúng dường.
Từ ngữ “cúng dường” có nghĩa là cung cấp, dưỡng nuôi các bậc tôn kính như Thầy, Tổ hay ông bà, cha mẹ…những người có công truyền đạt đạo lý làm người, giúp ta an trụ trong chánh pháp, hiểu rõ chúng sanh trong lục đạo luân hồi như Tam Bảo.
Ví dụ, cha mẹ là đấng sanh thành mang nặng đẻ đau, nuôi ta khôn lớn, lo cho ta ăn học, dựng vợ gã chồng, tạo cho ta gia tài sự nghiệp, ta phải có trách nhiệm cúng dường cha mẹ khi tuổi già hay lúc bệnh hoạn, ốm đau… Việc này cũng giống với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” của người Việt.
Cúng dường là gì?
Sự tích cúng dường Phật
Thuở xưa, có năm người giả làm Tỳ-kheo, lạm dụng sự cúng dường của Đàn-na tín thí để nuôi sống bản thân và gia đình. Sau khi chết, họ tái sanh trở lại làm người thân phận nghèo hèn. Cả năm người đều phải ở đợ, phục dịch cho Hoàng hậu Mạt Lợi của vua Ba Tư Nặc.
Một hôm, ở Tịnh xá có lễ cúng dường chư Tăng, Hoàng hậu Mạt Lợi đến dự. Sau khi các Phật tử cúng dường tứ sự, đảnh lễ giáo đoàn Như Lai Thế Tôn xong, Mạt Lợi hoàng hậu cung kính hỏi Đức Phật nguyên nhân vì sao bà được làm Hoàng hậu. Đức Phật cho biết, trong đời quá khứ, bà là một Phật tử thuần thành, tín tâm cúng dường cho năm thầy Tỳ-kheo với lòng chí thành, chí kính, nhờ phước báu đó, ngày nay bà được sanh vào gia đình quyền quý và được tại vị trên ngôi Hoàng hậu.
Sự tích về cúng dường Phật, Tam Bảo bắt nguồn từ một câu truyện nhà Phật
Nhân đây Đức Phật cũng chỉ ra năm vị Tỷ-kheo được bà cúng dường đời trước không phải là thầy tu thật. Do vì nghiệp báo giả làm Tỷ-kheo, lạm dụng tài vật cúng dường của Đàn-na tín thí để nuôi thân và gia đình. Cho nên, đời nay năm người ấy được sanh lại làm người phải chịu thân phận kẻ nghèo hèn. Năm người đó nay đang có mặt trong đoàn người giúp việc, phục dịch cho Hoàng hậu đang đứng bên ngoài.
Nghe đức Phật nói vậy, Hoàng hậu Mạt Lợi với lòng từ bi và đức khoan dung, muốn phóng thích năm người đó ra khỏi đoàn tùy tùng để tự do làm ăn, nhưng họ không biết phải làm gì và đi đâu, nên cả năm người đều xin ở lại phục vụ cho bà suốt đời. Đó là cách trả nợ theo luật nhân quả của người xuất gia không tu hành đàng hoàng.
Qua câu chuyện, ta thấy thực hành bố thí, cúng dường với tâm thành kính và hoan hỷ thì ắt sẽ đạt được nhiều công đức vô lượng. Trong kinh Phật có ví người cúng dường như con dao, người nhận cúng dường như cục đá mài, hành động cúng dường như việc mài dao. Dao càng mài càng sắc. Đá càng mài càng mòn.
=>>Có thể bạn quan tâm: 10+ Tượng Tam Thế Phật thờ tại gia
Ý nghĩa cúng dường tượng Phật là gì?
Từ ngữ “bố thí” được người Việt Nam sử dụng với nhiều ý nghĩa như: cho, tặng, biếu, giúp đỡ, chia sẻ…Tất cả đều mang ý nghĩa tốt đẹp của hành động cho.
Khi gặp người nghèo khổ ta thương tình giúp đỡ gọi là cho hay gọi là bố thí. Người có tâm từ bi rộng lớn không những biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ cho người mà còn giúp các loài vật nữa. Đó là người biết gieo trồng phước đức đúng pháp. Con cháu đem vật phẩm nuôi dưỡng ông bà cha mẹ thì gọi là cúng dường phẩm vật, còn ông bà cha mẹ đem của cải vật chất lo cho con cháu thì ta gọi bằng từ cho, giúp đỡ hay chia sẻ. Hoặc người dân bình thường muốn đem phẩm vật cho những người có địa vị trong xã hội thì gọi là kính biếu hay kính tặng…
Bố thí, cúng dường là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để ta tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường, để ta không bị đi lạc.
Cúng dường tượng Phật là một việc hết sức ý nghĩa, mang lại cho ta công đức về sau
Việc thiện dù nhỏ nhưng ắt mang lại vinh hoa phú quý trong hiện tại và tương lai. Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ của ta được giảm bớt. Nếu chất chứa lòng tham không đáy sẽ tạo cho ta nhiều tội lỗi, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, nỗi bất an, lo sợ nhiều điều trong cuộc sống.
Phật dạy pháp bố thí
Giúp ta gieo trồng phước
Giúp ta bỏ tham si
Để an vui hạnh phúc.
Đạo lý nhà Phật dạy con người sống có ích cho đời và đạo, không vì lợi ích riêng tư mà làm khổ mình, khổ người. Người Phật tử khi thực hành bố thí cho người, dù họ là người ăn xin hay kẻ tật nguyền cũng đều cung kính tôn trọng, khi cúng dường tượng Phật, Tam Bảo thì một lòng thành tâm, không vì mong cầu gì khác.
Tam Bảo là ngọn đèn sáng giúp con người vượt qua tăm tối vô minh. Tam Bảo có khả năng chuyển hóa phiền não khổ đau thành an vui, hạnh phúc. Nhờ Tam Bảo ta biết được điều hay, lẽ phải, biết rõ thật sự sống của con người và muôn loài đều phải cưu mang, nương nhờ lẫn nhau. Vì vậy, người tu hành theo đạo Phật cần phát triển lòng thương yêu, tinh thần trách nhiệm và bổn phận giúp đỡ, gìn giữ sự sống cho mình và muôn loài chúng sanh. Do đó Tam Bảo như ba viên ngọc quý, không gì có thể so sánh được.
Tam Bảo là cơ sở pháp lý của nhà Phật
Và Tam Bảo có sáu ý nghĩa không thể nghĩ bàn:
– Một là nghĩa hy hữu, tức là hiếm có, khó được như vàng, bạc, kim cương, ngọc quý… người nghèo không thể có được. Phật, Pháp, Tăng cũng vậy, dù người ở sát bên chùa, nhưng thiếu phước cũng khó gặp, không thể thân cận với Tam Bảo nên gọi là hy hữu.
– Hai là nghĩa ly cấu, tức lìa xa những việc xấu ác hay làm những việc tốt lành, như châu báu thế gian, trong sáng, sạch đẹp không tỳ vết, khó vấy bẩn. Phật, Pháp, Tăng cũng vậy, hay xa lìa phiền não, xấu ác nên gọi là Ly cấu.
– Ba là nghĩa thế lực, như châu báu ở thế gian có thế lực lớn, giúp người vượt qua nghèo khó, còn dùng trị bệnh trúng độc. Tam Bảo cũng vậy, có đủ sáu thông, tùy cơ ứng biến, dứt kiếp nghèo khổ, giải thoát được sanh tử luân hồi nên gọi là thế lực.
– Bốn là nghĩa trang nghiêm, như châu báu ở thế gian, làm đồ trang sức cho thân thể trở nên xinh đẹp, lộng lẫy, ai cũng muốn ngắm nhìn. Tam Bảo cũng vậy, lấy nhân quả, nghiệp báo, nhân duyên làm nền tảng giúp người làm chủ bản thân, tâm trí trở nên sáng suốt, thanh tịnh, làm việc chân chánh nên gọi là trang nghiêm.
Cúng dường tượng Phật cần sự thành tâm, không giả dối, không kèm theo mong cầu vụ lợi
– Năm là nghĩa tối thắng, như châu báu ở thế gian quý hơn tất cả mọi vật, nhưng xét cho cùng không quý bằng mạng sống con người. Tam Bảo cũng vậy, là pháp thù thắng hơn hết giúp người vượt qua nỗi khổ, niềm đau, sống được an vui, hạnh phúc nên gọi là tối thắng.
– Sáu là nghĩa bất biến như vàng ròng ở thế gian, dù đập, nấu, mài, dủa vẫn không thay đổi bản chất. Tam Bảo cũng vậy, người thân cận Tam Bảo tất được an vui, hạnh phúc, không có gì cao hơn, hay hơn, không ai có thể làm tốt hơn, không bị vô thường chi phối, nước không thể cuốn trôi, lửa không thể thiêu đốt nên gọi là bất biến.
Vì vậy, thực hành cúng dường tượng Phật, Tam Bảo là việc công đức vô lượng nhất, giúp ta chuyển hóa đau khổ bệnh tật, không lầm đường lạc lối. Cũng bởi việc cúng dường này, Tam Bảo được lan truyền rộng khắp và trường tồn ở thế gian để nhiều người nương tựa, tu học, thực hành những lời Phật dạy mà biết cách sống tốt đạo đẹp đời bằng tình người trong cuộc sống.
=>>Có thể bạn quan tâm: 200+ Đồ thờ cúng trên ban thờ Phật, Tam Bảo
Các vật phẩm cúng dường tượng Phật
1. Hoa tươi
Hoa là đại biểu cho nhân, ở định luật nhân quả, thế gian và xuất thế gian đều không lìa nó. Đúc Phật thường nói: “Vạn pháp đều không, nhân quả bất không”. Trước ra hoa sau mới kết quả, vì hoa là nhân, sau đó là quả. Cho nên cúng hoa là đại biểu cho việc tu nhân, nếu cúng hoa đẹp chúng sẽ hái được quả ngon. Vì thế mỗi khi thấy hoa, chúng ta phải nhớ đến việc tu nhân thiện, tương lai sẽ được quả báo thiện. Ở đây, hoa có ý nghĩa là như vậy.
2. Quả tươi
Cúng quả là đại biểu cho quả báo, là điều mà chúng ta mong cầu. Muốn có quả tốt chúng ta phải biết tu trồng hoa tốt. Trong Phật giáo Đại thừa, hoa được hiểu là đại biểu cho lục độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tất cả những điều đó gọi là hoa lục độ, sau đó mới có thể đạt đến quả báo viên mãn. Khi chúng ta cúng quả tươi lên Phật, chúng ta đều luôn cân nhắc mình phải tu nhân thiện, tu nhân thiện sẽ được quả lành, đó là ý nghĩa cúng hoa quả lên Phật, Bồ tát.
Cúng dường tượng Phật không cần vật phẩm quá cầu kì, chỉ cần 1 ly nước trong cũng được
3. Thực phẩm
Thực phẩm là đại biểu cho tâm thành kính. Chúng ta muốn mình dùng những thức ăn ngon thì phải lấy những thứ mình ưa thích đó cúng dường đến Phật và BồTát. các gia đình thường lựa chọn mâm lễ riêng của mình daanh lên ban Phật. Việc này thể hiện lòng thành kính tuyệt đối tới những đáng tối cao, người giúp ta soi sáng đường tránh lầm lạc, cứu đôi ta khỏi tham sân si phiền muộm.
4. Hương
Hương là đại biểu cho tín hiệu. Thời xưa, cổ nhân dùng ánh lửa và khói để truyền tín hiệu cho nhau. Hương hay nhang cũng là một biểu hiện của Phật pháp. Thắp 1 nén hương vào bát hương, là phương pháp nhắc nhở chúng ta học tập, nghĩ đến việc tu giới, tu định, tu tuệ. Giới hương, Định hương, Tuệ hương là ba loại hương chân thật. Ba loại hương này thuộc năm phần pháp thân cùng hai loại nữa là giải thoát và giải thoát tri kiến hương. Cho nên dùng phương pháp cúng dường hương là để tự nhắc nhở mình tu học giới, định và tuệ.
5. Đèn
Đèn là ý tượng trưng cho ngọn đèn trí tuệ. Thời xưa thường dùng đèn dầu, đèn cầy, hay đèn thờ điện, ý nghĩa của nó vô cùng thâm sâu. Nhất là đèn dầu, ngọn đèn ấy là ngọn đèn của chính mình, chiếu sáng cho tha nhân. Đó là phương pháp dạy chúng ta cầu trí tuệ, xả mình vì người, lấy trí tuệ, năng lực của chính mình mà phục vụ cho xã hội. Trợ giúp cho tất cả chúng sinh mà không cầu đền đáp, đó là phương pháp Phật dạy chúng ta.
Vật phẩm để cúng dường tượng Phật không cần quá cầu kì, đôi khi chỉ cần 1 chén nước trong cũng đủ
Nếu chân chính theo đó mà làm, tự nhiên chúng ta sẽ được tráng kiện, sống lâu, cho đến như chuyện thăng quan, phát tài… chúng ta muốn đều có thể được, vì đó cũng là một phần của quy luật nhân quả. Chư Phật và Bồ tát có năng lực rất lớn, trí tuệ cao sâu nhưng không thể giúp chúng ta thăng quan phát tài, chỉ có thể dạy chúng ta phương pháp tu học. Chúng ta nếu hiểu được rồi nương theo đó mà tu học, tự nhiên chẳng bao lâu sẽ đạt được.
Chúng ta dùng những vật phẩm cúng dường tượng Phật là từng giây từng phút nhắc nhở chúng ta, luôn luôn niệm niệm tỉnh giác, không bị mê hoặc, chính mà không tà, tịnh mà không nhiễm. Do đó có thể biết, vật phẩm cúng dường là tất yếu phải có. Nếu gia đình nào không có khả năng cúng dường các vật phẩm khác,có thể cúng dường một ly nước trong.
Chúng ta có thể đứng trước Phật mà thành tâm cúng dường một ly nước. Nước là biểu hiện cho tâm linh, nước trong là tượng trưng cho tâm thanh tịnh, bình đẳng. Cho nên, mỗi khi nhìn ly nước, chúng ta sẽ nhớ đến tâm thanh tịnh, bình đẳng. Có thể thiếu những vật cúng như nhang, đèn, hoa quả… nhưng tuyệt đối không thể thiếu được nước. Nhìn thấy nước là luôn nhớ đến chính mình, luôn nhớ đến việc phải tu tâm thanh tịnh và bình đẳng. Tâm đó là tâm Phật, là chân tâm.
Nguồn: Tổng hợp