Bao nhiêu tuổi mới được thờ Phật? Rất nhiều thầy sư đã trả lời câu hởi này, tuy nhiên đó vẫn là điều trăn trở của nhiều người khi mới nhập môn Phật pháp. Phật giáo là một tôn giáo đặc biệt, bởi tại mỗi một địa điểm, lại có sự khác nhau về triết lí hay tư tưởng khác nhau. Thờ tượng Phật tại gia thông dụng trong dân gian là bởi, chẳng có sự phân biệt nào giữa sang hèn, tuổi tác hay thiện ác gì cả.
Bàn về triết lý Phật giáo
Hệ thống kinh Phật, giáo lý vô cùng to lớn và bác học. Có người dành cả đời chỉ để tu đạo đi tìm Phật tính của mình. Nhưng tụ lại, có bốn định hướng cơ bản của đạo Phật gồm:
1. Dukkha – “không thể chịu đựng,” “sự không thể thỏa mãn được về tự nhiên và sự không an toàn chung về tất cả những điều kiện tự nhiên”. Bản chất cuối cùng là không thỏa mãn lòng người của các trạng thái tạm thời về mọi thứ, bao gồm cả sự dễ chịu, tương ứng với Khổ đế.
2. Samudaya – “gốc”, “nguồn”, “sự phát sinh”, “tồn tại”. Nguyên nhân của khổ là sự tham ái, tìm sự thỏa mãn dục vọng, thỏa mãn được trở thành, thỏa mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của sự Luân hồi nên được gọi là Tập đế.
3. Nirodha – “giải phóng”; “ngăn chặn”. Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt, Diệt đế.
4. Magga – “con đường” Chúng ta khao khát và bám víu vào những trạng thái và sự vật vô thường. Phương pháp diệt khổ là con đường Bát chính đạo, hay gọi là Đạo đế.
Triết lý Phật giáo vô cùng rộng lớn, bao hàm nhiều mặt trong cuộc sống con người
Phật giáo là một Tôn giáo lớn thứ tư trên thế giới hơn 520 triệu tín đồ, hoặc trên 7 % dân số toàn cầu, được gọi là Phật tử. Phật giáo bao gồm nhiều truyền thống , tín ngưỡng và thực hành tâm linh chủ yếu dựa trên những giáo lý nguyên thủy được cho là Đức Phật và các bài giảng của Ngài. Tại Việt Nam, đạo Phật đã sớm du nhập và có ảnh hưởng rất lớn tới tín ngưỡng, văn hóa của người dân. Không chỉ có một hệ thống chùa, miếu, tu viện bề thế, nhiều Phật tử lựa chọn thờ phụng Phật, Bồ Tát tại gia.
Triết lý của Đạo Phật mệnh mông vô tận, len lởi vào trong các tập tục và văn hóa sống của con người. Dù mỗi vùng miền lại có những ảnh hưởng bởi tín ngưỡng bản địa nhưng nhưng giáo lý chung thì không hề khác biệt.
=>> Đồ thờ cúng gia tiên, thờ Phật
Ý nghĩ thờ tượng Phật tại gia
Người ta tin rằng, thờ Phật là để tỏ lòng tôn kính với Đức Phật, người đã tìm ra chân lý của con đường giải thoát, giác ngộ và dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi bằng trí tuệ và sự từ bi vô biên của mình. Chính nhờ đó mà mỗi ai đến chùa, dù là người theo đạo Phật hay không đều sẽ cảm nhận được sự an ủi, thanh tịnh trong lòng.
Việc thờ Phật thực chất cũng mang ý nghĩa tỏ lòng biết ơn, thành kính tới đáng tối cao, bởi Đức Phật truyền dạy cho chúng ta những điều để giúp ta tìm về đúng bản tâm chân thật của mình, thứ mà có lẽ không một ai có thể đủ trí tuệ để hướng dẫn và cho ta con đường để tìm ra nó. Và từ đó, ta học theo những lời dạy để phát triển năng lực tinh thần, có trí tuệ sáng suốt để đi tới bến bờ giác ngộ, giải thoát.
Thờ Phật là một hành động biểu thị cho việc biết ơn, tôn thờ và bày tỏ lòng thành kính của con người với Phật
Hình ảnh của Đức Phật cũng như những lời dạy bảo của Ngài giống như ngọn đèn trí tuệ để ta nương theo đó mà soi rọi lại tâm mình. Từ đó mà ta biết tự thắp nên ngọn đèn soi sáng cho những bước chân của ta trong cuộc đời. Không ai khác ngoài chính ta có thể thắp sáng lên ngọn đèn đó. Vậy nên, thờ Phật không có nghĩa là cầu xin những điều tốt đẹp. Điều tốt đẹp là do chúng ta tự tạo ra khi đã hiểu được những lời Phật dạy. Do đó, ta phải tri ân đức Phật thay vì trông mong rằng Ngài sẽ ban cho chúng ta điều gì đó.
Chúng ta được dạy rằng: ‘Tu tại tâm’, ‘Phật tại tâm’. Việc thờ Phật sẽ chỉ như một sự nhắc nhở con người ta luôn phải ghi nhớ thực hiện theo những lời Phật dạy để có thể trở thành người như Ngài. Điều Ngài chỉ dạy cho mọi người chính là con đường để ta thấy được Phật tính trong mình. Thờ Phật là thể hiện lòng tôn kính đức Phật và cũng chính là tôn trọng Đức Phật trong bản thân mình. Bởi lẽ, theo lời Phật dạy, vạn vật đều có tính không của nó. Khi ta còn tham sân si là ta vẫn còn chấp ngã và chưa nhận ra tính không nơi mình.
Thờ Phật cũng là con đường để bản thân không xa ngã, lầm lối
Tính không chính là Phật tính, có ở Phật và có ở mỗi chúng ta, mọi thứ đều như nhau. Vậy nên, tôn kính Phật chính là tôn kính chính mình. Do ta còn chưa đủ trí tuệ để hiểu rõ mọi thứ và phát huy Phật tính trong ta nên ta càng phải học theo những giáo lý của Đức Phật. Sự tôn kính đó chính là để ta có ý thức và trân trọng hơn việc sửa đổi chính mình.
=>> Tượng Phật Thích Ca bằng đồng
Bao nhiêu tuổi mới được thờ Phật?
Đức Phật đã dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều bình đẳng” hay “Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật”. Tức là tu đạo không kể tuổi tác, sang hèn, thiện ác hay gì cả. Nếu có Tâm đạo thì ắt có thể thành Phật. Thờ Phật trước hết là giữ tâm thanh tịnh, tính giác ngộ nơi mỗi chúng ta. Tất cả chúng ta vì bị si mê che lấp căn tánh, nên thờ Phật để giúp soi rọi cho thân tâm chúng ta đoạn trừ cái ác, cái xấu mà làm cái thiện, cái tốt. Như vậy mới có cuộc sống trong sáng, thiện lành.
Ông bà ta có câu: “Đừng đợi tuổi già mới học đạo, mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”. Cuộc sống vô thường, sớm còn, tối mất, biết đâu mà đợi. Đạo Phật là đạo giác ngộ, đạo của tuệ giác, thì việc hướng Phật, thờ Phật nhằm tìm lẽ sống chân chính cho bản thân, tuổi gì cũng được tôn trọng và cần thiết.
Bao nhiêu tuổi mới được thờ Phật?
Đức Phật là giới chủ cai quản khắp cõi Ta Bà, Ngài truyền giảng Chánh pháp tới khắp chúng sinh. Ngài đem ánh sáng chân lý đến với chúng sanh ở trần gian này, chỉ rõ cho chúng sanh thấy được Phật tánh nơi chính mình. Để tự mình tu theo lời chỉ dạy của Ngài, mà khai sáng Phật tâm, xây dựng cuộc sống hiện tại được an lạc hạnh phúc, hướng đến giải thoát sanh tử luân hồi. Thờ Phật là sở nguyện và nhân duyên của từng người, từ đó giúp con người tăng trưởng căn lành, đoạn dần xấu ác.
Như đã nói ở trên, bao nhiêu tuổi thì cũng thờ Phật được. Phật giáo không quy định về tuổi tác, giới tính hay con người thiện ác. Nếu đã chấp nhập quy y Tam bảo, thành tâm tu đạo thì dù cho là kẻ tội nghiệt tày trời cũng có thể tu và thành Phật.
Vì ta còn mê muội nên ta thờ Phật để mong cầu Phật chiếu rọi lòng từ bi giúp ta sáng suốt, thiện lương trong cuộc sống hiện tại. “Phật thương chúng sanh như mẹ hiền thương con đỏ”. Bất kỳ già trẻ, nam nữ nếu muốn thờ Phật thì tìm chọn và thỉnh một tượng Phật hữu duyên, thành tâm cúng bái, nhang đèn, tụng kinh.
Thỉnh tượng Phật ở đâu uy tín?
Bảo Long là đơn vị uy tín chuyên sản xuất và cung cấp các mẫu tượng Phật mới nhất, giá cả hợp lý. Nhận đặt theo yêu cầu của khác hàng. Chúng tôi có đội ngũ nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm, quy trình chế tác chuyên nghiệp để cho ra đời những sản phẩm tượng Phật hoàn hảo. Ngoài ra, chúng tôi còn rất nhiều sản phẩm cao cấp khác như đồ thờ cúng, tranh đồng, đồ phong thủy,..
Cam kết chế tác 100% thủ công với chất liệu đồng tinh khiết, kết hợp với các chất liệu quý khác như Vàng, bạc, đồng đỏ,.. để biến các mẫu tượng có tính thẩm mỹ hơn.
Bảo Long là đơn vị chuyên chế tác và bán tượng Phật bằng đồng uy tín
Cách thức mua tượng Phật
Bước 1: Quý khách hãy liên hệ trực tiếp theo Hotline
Bước 2: Tư vấn và chốt về kích thước, giá thành, thời gian giao hàng
Bước 3: Đặt cọc và xác nhận đặt cọc qua ngân hàng
Bước 4: Khi sản phẩm hoàn thiện, húng tôi sẽ thông báo trước 1-2 ngày
Bước 5: Sau khi nhận hàng, quý khách kiểm tra lại sản phẩm
CÔNG TY TNNH ĐỒNG MỸ NGHỆ BẢO LONG
Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388