Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử được Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo quản theo chế độ riêng biệt. Trong, có một số pho tượng Phật cũng được ghi nhận. Những pho tượng này không chỉ là biểu trưng cho nghệ thuật niên đại mà còn là nghệ thuật điêu khác đỉnh cao, sự ảnh hưởng của phong tục văn hóa tín ngưỡng vùng miền. Cùng tì hiểu một số pho tượng Phật quý hiếm tiêu biểu qua bài viết này nhé.
Những pho tượng Phật quý hiếm được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam
1. Bộ tượng Di Đà Tam Tôn chùa Thầy
Bộ tượng Di đà Tam Tôn tại chùa Thầy được cho là bộ tượng Phật Di Đà Tam Tôn bằng gỗ cổ nhất ở Việt Nam. Chùa Thầy, được Thiền sư Từ Đạo Hạnh xây dựng từ thời nhà Lý đến nay đã có niên đại hơn 1000 năm. Bộ tượng được công nhận như một tác phẩm đỉnh cao cho nghệ thuật điêu khắc thời Lý.
Tượng A Di Đà ngự chính giữa, vị trí cao nhất phía trong cùng của gian giữa tòa điện Thánh theo tư thế kiết già. Đầu tượng có tóc kết xoắn ốc cao thiên về phía đỉnh. Tai đeo hoa, cổ đeo vòng trang trí hình tròn lớn ở giữa với hình hoa mai và anh lạc.
Theo các chuyên gia, cách tạo hình tượng đeo dây anh lạc chỉ có ở tượng niên đại thế kỷ XVI, XVII. Tay phải của tượng để trước lòng đùi kê lên bàn chân, tay trái lồng lên tay phải. Ngón cái của hai tay đan xen nhau, đều đeo nhẫn có mặt hoa cúc mãn khai. Tượng khoác áo cà sa chùng lỏng, gấp nhiều nếp phủ quanh cổ và lượn tròn trước bụng. Lớp áo ngoài trùm qua bờ vai, phủ lên hai gối xuống mở bệ sen. Bên trong có lớp xiêm rộng thắt lưng nhiều nếp và bó mối xoắn.
Bộ tượng Di Đà Tam Tôn chùa Thầy là tượng Phật quý hiếm cả về hình thức thẩm mĩ lẫn nghệ thuật tạo khắc tượng
Tượng Quan Âm Bồ Tát ngồi trong tư thế thiền định, chân xếp bằng trên mặt đài sen. Đầu tượng đội mũ thiên quan, đính nhiều bông hoa tròn, đóa ở giữa có quầng sáng hình lá đề cân xứng. Mặt nhìn thẳng phía trước, đôi tay chắp trước ngực, bàn tay lồng úp vào nhau. Ngoài cùng khoác cà sa chùng rộng, cổ áo lượn tròn, phủ cân xứng hai bên tay, xuống đùi rồi trùm mặt bệ. Đường diềm áo có điểm hoa văn hình hạt ngọc và những bông hoa trông tựa như tràng hạt.
Tượng Bồ Tát Đại Thế Chí ngự trên bệ vuông, chân trái buông thõng, chân phải xếp bằng. Đầu đội mũ thiên quan, lượn vành núi cao, trang trí hoa sen, mặt thanh nhỏ, cổ đeo vòng. Tay phải cầm phất trần đặt lên đầu gối phải, tay trái để ngửa trước lòng. Tượng khoác cà sa chùng rộng, giống tượng Đức Phật A Di Đà và Quan Thế Âm. Quanh thân có vòng tràng hạt điểm hoa tròn, tua ngũ sắc rủ qua hai vai, quấn quanh tay, lượn xuống đùi. Cả ba pho Di Đà Tam Tôn đều được tạc bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng. Nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền đã viết rằng: “Bộ Di Đà Tam Tôn có niên đại sớm nhất bằng gỗ được biết ở nước ta.
2. Tượng Phật Bà Quan Âm chùa Hội Hạ
Ngày 30-12-2013, Pho tượng Phật Bà Quan Âm chùa Hội Hạ, hiện vật thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia. Pho tượng cao 315 cm, nặng khoảng 3 tấn. Đây là một trong những pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng gỗ lớn và đẹp nhất của loại hình tượng Quan Âm Diệu Thiện mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 16.
Pho tượng Quan Âm chùa Hội Hạ là một trong những pho tượng bằng gỗ có phong cách nghệ thuật sớm nhất hiện còn được lưu giữ. Pho tượng được ghép từ nhiều miếng gỗ lớn, nhỏ bằng nghệ thuật tạo tác đạt ở đỉnh cao của nghề gỗ.
Pho tượng Phật được làm bằng gỗ, thếp vàng toàn bộ
Hình thức của pho tượng là Phật Bà Quan Âm nhiều tay ngồi trên tòa sen được đỡ bởi quỷ trên “biển Nam Hải”. Hai bên có Thiện Tài Đồng Tử và Long Nữ theo hầu – hình ảnh quen thuộc trong nghệ thuật tạo tượng Quan Âm Diệu Thiện (Nam Hải) bằng gỗ các thế kỷ 16 – 17 – 18 trong chùa Việt Nam.
Phần tượng thể hiện là hình ảnh Phật Bà Quan Âm với 42 tay. Đầu đội mũ Thiên quan, gương mặt tròn đầy thể hiện vẻ đẹp của sự từ bi, đức độ. Những bắp tay căng tròn, những bàn tay với ngón tay mềm, mũm mĩm, duyên dáng đang vươn ra.
Pho tượng Phật Bà Quan Âm tổng thể còn giữ lại nguyên vẹn
Trong số 42 tay, đôi tay chính chắp trước ngực thể hiện thủ ấn Liên hoa hợp chưởng, hai tay đặt dưới lòng kết thủ ấn Thượng phẩm thượng sanh. Mỗi bên vai 19 cánh tay tỏa sang hai bên, xòe mở, mỗi tay tượng đều cầm pháp khí. Có thể nhận thấy một số pháp khí như: Sổ châu thủ; Nguyệt tinh ma ni thủ; Ngũ sắc vân thủ; Bảo kiếp thủ; bảo bát thủ; cô lâu… Nhiều pháp khí đến nay đã không còn nhưng ta vẫn có thể bổ sung khi đối chiếu Tứ thập nhị thủ nhãn đồ của chú Đại Bi.
Ngoài ra, dựa trên các dấu vết còn lại đến nay cho thấy, pho tượng quý hiếm này đã từng được sơn son thếp vàng toàn bộ cả thân và bệ tượng.
2. Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích
Theo văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì năm 1057 niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ tư vua Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha, bên trong đặt một pho tượng Phật cao sáu thước.
Pho tượng Phật A Di Đà được tạo tác bằng đá, thếp vàng bề ngoài. Tuy nhiên, theo thời gian cũng như nhiều lần chiến loạn, lớp vàng phía ngoài đã mất hết, chỉ còn lại lõi đá bên trong. Chính sự phát hiện của pho tượng này mà tên làng đổi tên Phật Tích.
Vào thập niên 1940, toàn dân bước vào phong trào chống thực dân Pháp, chùa Phật Tích bị đốt, pho tượng cũng bị hư hại do súng đạn bắn vào, gãy phần đầu và cổ, tuy được phục chế lại nhưng không còn được hoàn hảo như ban đầu. Pho tượng quý hiếm này vẫn được thờ ở Thượng điện chùa Phật Tích.
Tượng Phật bằng đá lớn nhất Đông Nam Á được lấy hình mẫu từ pho tượng cổ A Di Đà thời Lý
Tượng Phật được tạc với mặt hình trái xoan, mắt hé mở, chỏm đầu có nhục khấu nhô lên, tóc xoăn, tai dài, cổ cao ba ngấn. Tượng được tạo hình vai rộng, thân dỏng, thế ngồi hơi dướn mình ra phía trước, hai tay đặt ngửa trong lòng kết ấn thiền định hàng ma với tay trái đặt trên tay phải, chân ngồi xếp bằng tròn kiểu kiết già.
Thân tượng mặc áo giao lĩnh, bụng quấn thường, bên ngoài khoác một lớp áo nữa, xếp thành nhiều nếp nhẹ nhàng buông xõa. Đức Phật A Di Đà ngồi trên tòa sen hình bán cầu dẹp, trang trí bằng những cánh hoa sen úp và ngửa. Trong mỗi cánh lại tạc hình rồng cuốn. Dưới tòa sen là một con sư tử đội lên, tượng trưng cho Phật lực quy phục được cả mãnh thú. Chân bệ là một khối hình chóp, cắt thành bốn bậc, có bình đồ hình bát giác. Trang trí chân bện là hình rồng, sóng, mây, lửa chập chờn, vần vũ. Pho tượng cao 1,86 m, thêm phần bệ thì đạt 2,69 m.
Năm 2010, kỉ niệm 1000 Thăng Long Hà Nội, pho tượng Phật quý hiếm này được dùng làm nguyên mẫu để dựng lên pho tượng Phật bằng đá lớn nhất Đông Nam Á với tổng chiều cao đạt 108m thuộc múi Phật Tích, Bắc Ninh.
3. Tượng Phật Lợi Mỹ – Đại diện cho văn hóa Óc Eo
Tượng Phật Lợi Mỹ là một trong những báu vật có niên đại cổ xưa nhất, khoảng thế kỷ IV – VI, đại diện cho nền văn hóa Óc Eo. Tôn tượng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia lần thứ nhất vì sự hoàn thiện và giá trị của tượng.
Trong lịch sử Việt Nam, chúng ta kế thừa, giao lưu với rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Nếu như miền Bắc từ sớm đã bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, miền Trung là cuộc giao thoa giữa văn hóa Champa và văn hóa Ấn Độ, thì miền Nam chính là sự tiếp thu giữa Óc Eo và Tây Vực. Trong các hiện vật còn giữ lại của văn hóa Óc Eo, tiêu biểu là tượng Phật gỗ được tìm thấy vào năm 1937. Pho tượng được tìm thấy bởi người dân ở ấp Lợi Mỹ, làng Phong Mỹ, Sa Đéc cũ, thuộc cuối rìa phía Nam vùng Đồng Tháp Mười nay là tỉnh Đồng Tháp. Sau này tượng được đặt tên là tượng Phật Lợi Mỹ theo địa danh được tìm thấy.
Tượng Phật Lợi Mỹ được xếp vào hàng các pho tượng cổ nhất Việt Nam
Với kích thước lớn, hoàn chỉnh: chiều cao 200cm, rộng 50cm và đường kính bệ là 41cm, pho tượng gỗ nặng 100kg này được các chuyên gia Trường Viễn Đông Bác Cổ thời bấy giờ đánh giá cao về mặt giá trị, cũng như tính thẩm mỹ trong nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân Óc Eo những ngày đầu Tây lịch. Tượng Phật được chạm khắc hoàn toàn từ một thân gỗ trai nguyên khối, trong tư thế đứng thẳng trên một bệ sen hai tầng. Tầng trên gồm một lớp cánh tròn, đầu cánh thuôn nhọn với nhiều lớp xen kẽ, cùng phần nhụy giữa tạo thành bệ. Tầng dưới gồm một lớp đài sen úp, hai lớp cánh được tạc trên một nền trụ tròn như để đỡ đài sen. Phần đầu của tượng đội mũ miện tròn, đỉnh có chóp nhọn, được gọi là Usnisa.
Xét về danh tính, đây được nhìn nhận là một trong những tiêu bản tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Với đặc điểm là khuôn mặt hơi gãy, miệng tựa như đang mỉm cười với hai vành môi hiện rõ và cằm hơi đưa ra, cùng khuôn hàm vuông vức, đôi tai cong và dài gần chấm vai. Thân tượng được tạc khá thon mảnh, bờ vai xuôi với hai tay gập vuông góc, đưa ra ngang ngực. Tuy nhiên, nhiều đánh giá lại cho rằng tượng Phật Lợi Mỹ không giống với hình tượng nguyên thủy của Đức Phật Thích Ca được thờ ở Thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng tại Ấn Độ.
4. Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Linh Ứng
Bộ tượng Tâm Thế chùa Linh Ứng ra đời khoảng đầu thời Trần, tầm thế kỷ thứ 13. Chùa đã bị phá hủy nhiều lần, nhưng 3 pho tượng Tam Thế tạc bằng đá này vẫn còn. Đây là những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ, là những chứng nhận ít ơi còn xót lại của nghệ thuật nhà Trần.
Các pho tượng được tạo bằng đá xanh, cấu tạo thành 3 phần: bệ tượng, tòa sen, thân tượng, đều ở trong tư thế, sắc tướng của tượng tam thế trong tòa tam bảo. Chúng cũng giống nhau về trang phục. Tuy nhiên mỗi pho tượng đều có những chi tiết, họa tiết riêng, thể hiện cá tính, hình thức và sắc thái tư duy khác nhau. Cụ thể là khác nhau cách ngồi thiền.
Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Linh Ứng là những tác phẩm tượng Phật quý hiếm còn xót lại thời nhà Trần
Pho tượng thứ nhất ngồi ở tư thế đang thuyết pháp, hai ngón bàn tay phải chỉ lên trời, tay trái để ngửa trước lòng, vẻ mặt từ bi, áo thụng có hoa dây. Pho tượng thứ hai, phần bệ có 5 bậc. Các bệ này lần lượt được chạm rồng và sóng nước cách điệu, rồng mây, hoa cúc cách điệu, hoa sen, rồng ẩn hiện trong mây. Pho tượng thứ ba, phần tòa sen có 16 cánh sen, trong mỗi cánh sen đều được trang trí hình rồng cuốn. Bệ được chạm hình hổ phù, hình rồng và hoa chanh cách điệu.
Căn cứ vào các biểu hiện như hình rồng trơn, không có vây, không có bờm, hoa sen mãn khai phô tám nhị, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là nhóm tượng tam thế thời Trần. Hình rồng của 3 pho tam thế này có các đường cong tròn nối nhau uyển chuyển, với phần kết thúc như đuôi rắn. Dáng rồng uốn lượn cũng thoải mái với động tác dứt khoát. “Sự tồn tại nguyên vẹn của 3 pho tượng Tam Thế Phật chùa Linh Ứng là rất hiếm, bởi tượng đá thời Trần gần như đã không còn”.
5. Tượng Phật Đồng Dương – Pho tượng Phật cổ nhất Việt Nam
Hiện tại, theo ghi nhận thì pho tượng Đồng Dương được tìm thấy hơn 100 năm trước tại tỉnh Quảng Nam đang là pho tượng Phật bằng đồng cổ nhất Việt Nam. Đây còn là tác phẩm nghệ thuật thuộc hàng “độc nhất vô nhị” hội đủ 32 tướng tốt trong quan niệm của Phật giáo. Khi dược mang đi trưng bày tại nước ngoài, Pháp đã chấp nhận mua bảo hiểm cho tượng với mức tiền lên tới 5 triệu USD.
Pho tượng Phật quý hiếm được phát hiện vào tháng 4/1911 tại khu vực Đồng Dương, xã Bình Định, huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam bởi một nhà khảo cổ người Pháp. Đây là một pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, cao 1m22, chỗ dày nhất 38 cm. Tượng đứng trên một bệ tròn hai tầng có tạc hình các cánh sen bao quanh. Phần trên của bệ là khối bán cầu ở thế ngửa lên, phần dưới bệ lớn hơn, hình tròn như miệng chuông úp xuống. Bệ và toàn thân tượng đồng được đóng chặt vào nhau bởi những chiếc mộng đặt dưới lòng đôi bàn chân bằng phẳng.
Pho tượng Phật thể hiện nét đẹp của 32 tướng tốt trong Phật giáo
Pho tượng Phật Thích Ca được chế tác với khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt nhìn vào xa săm. Tượng được đúc theo dáng đứng, hai tay hướng cân xứng nhau ra phía trước như đang thuyết pháp đưa chúng sinh thoát khỏi luân hồi bể khổ. Một tay tượng Phật thể hiện thủ ấn Chuyển pháp luân, một tay cầm cà sa phủ kín một vai. Tượng Phật có mái tóc xoăn vòng xoắn ốc đều đặn, trên mình mặc áo cà sa dài hở một bên vai phải, phía ngoài khoác thêm tấm áo khoác. Pho tượng Phật cổ này được làm bằng chất liệu đồng thau, với nghệ thuật chế tác đồ đồng đỉnh cao.
Các nhà khảo cổ xác định niên đại pho tượng đồng vào khoảng thế kỷ thứ III – IV. Tượng Phật Đồng Dương có nhiều tương đồng với nghệ thuật tạc tượng của người Hy Lạp. Nhiều giả thiết cho rằng đây là bức tượng do người Chăm Pa tạo tác nên. Việc này cho thấy nghệ thuật đúc đồng của cư dân Chăm Pa cổ đã đạt trình độ cao. Tuy nhiên, còn rất nhiều tranh cãi xung quanh nguôn gốc của pho tượng này. Hiện pho tượng quý được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.
Bảo Long – Đơn vị chuyên chế tác tượng Phật bằng đồng uy tín
Bảo Long là đơn vị uy tín chuyên sản xuất và cung cấp các mẫu tượng Phật đẹp nhất, giá cả hợp lý. Nhận đặt theo yêu cầu của khác hàng. Chúng tôi có đội ngũ nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm, quy trình chế tác chuyên nghiệp để cho ra đời những sản phẩm tượng Phật hoàn hảo.
Cam kết chế tác 100% thủ công với chất liệu đồng tinh khiết, kết hợp với các chất liệu quý khác như Vàng, bạc, đồng đỏ,.. để biến các mẫu tượng có tính thẩm mỹ hơn. Ngoài ra, các sản phẩm của chúng tôi có, tranh đồng, đồ thờ đồng, đồ phong thủy… rất đa dạng.
Bảo Long là đơn vị uy tín chuyên chế tác tượng Phật bằng đồng uy tín
ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG
Hotline: 0984.888.889