Nhất là những dịp đặc biệt như lễ tết thì cách vệ sinh bàn thờ, lau dọn bàn thờ đúng cách luôn được rất nhiều các gia đình quan tâm. Vì việc làm này vô cùng thiêng liêng, quan trọng, cần tuân thủ đúng các quy tắc. Vậy dọn dẹp ban thờ ngày tết như thế mới đúng? Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.
Lau dọn bàn thờ cúng rằm, mùng 1 như thế nào?
Dọn dẹp bàn thờ (bao gồm bao sái, rút tỉa chân hương) dịp cuối năm, đặc biệt là trước Tết ông Công ông Táo, để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam, là việc cần làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dọn dẹp cho đúng.
Dọn dẹp ban thờ ngày tết như thế mới đúng?
Bàn thờ là nơi rất linh thiêng, là nơi hiện diện của thần linh, tổ tiên vì thế việc vệ sinh bàn thờ, lau dọn bàn thờ đúng cách cần đặc biệt chú trọng. Các bạn cần lưu ý về thời điểm lau dọn bàn thờ, người lau dọn bàn thờ, các việc cần làm trước khi lau dọn, cách vệ sinh bàn thờ đúng cách… để tránh vi phạm các kiêng kị trong việc dọn bàn thờ.
>>>Xem thêm các mẫu đồ thờ cúng bằng đồng cao cấp, chất lượng
Thông thường, việc lau dọn bàn thờ cũng cần theo dịp, không phải lúc nào cũng nên lau dọn bàn thờ. Đó là vào trước các ngày rằm, ngày mùng 1, ngày giỗ chạp, các ngày lễ quan trọng hay trước ngày Tết. Việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ, trang nghiêm là để bày tỏ lòng thánh kính của gia chủ với thần linh, Tổ tiên.
Việc lau dọn bàn thờ thường cho gia chủ đại diện trong gia đình đứng lên thực hiện. Trước kế hoạch dọn dẹp bàn thờ, các bạn phải lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc quần áo chỉnh chu.
Công việc cần làm sau khi dọn bàn thờ
– Trước khi dọn bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị một đĩa hoa quả, thắp hương để thông báo và xin phép thần linh, Tổ tiên tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện dọn dẹp bàn thờ (theo một trong hai bài văn khấn dưới đây). Đợi hương tàn thì bắt đầu dọn dẹp bàn thờ
– Các bạn cần chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải đỏ để đặt bài vị. Nếu gia đình có cả bài bị thần linh và bài vị gia tiên thì phải đặt riêng, không được đặt cùng nhau. Khi hương cháy hết, mới bắt đầu tiền hành dọn dẹp.
Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật thì không dùng rượu để lau
Lưu ý: Tuyệt đối không hạ hoặc di chuyển bát hương. Cần chuẩn bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng (bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước… xuống rồi để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn). Không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ.
Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật thì không dùng rượu để lau, mà nên dùng khăn thấm nước sạch đã được ngâm cánh hoa hồng vàng để lau. Nếu không có thì nước ngũ vị hương hay nước trắng bình thường cũng được.
– Dùng nước ấm, khăn sạch lau rửa bài vị của thần linh, tổ tiên. Các bạn cần lưu ý lau dọn bài vị thần linh trước, tổ tiên sau theo đúng thứ bậc để tránh tội bất kính.
Bàn thờ là nơi rất linh thiêng, là nơi hiện diện của thần linh, tổ tiên
– Tiếp đến là dọn bát hương. Hiện nay nhiều người thường rút chân hương và đổ tro đi, thay tro mới. Nhưng theo quan niệm xưa làm như vậy sẽ rất dễ tán tài. Vì thế các bạn nên dùng thìa nhỏ xúc tro đổ ra ngoài rồi rửa sạch sẽ bát hương để khổ ráo.
– Nếu là bát hương thờ thần phật thì mọi người dùng bảy tờ tiền vàng đốt hơ quanh, cháy nửa thì bỏ vào bát hương. Còn bàn thờ tổ tiên chỉ cần 3 tờ tiền vàng. Khi tiền vàng cháy hết thì các bạn đổ tro vào một lần để lấy may mắn.
– Tiếp đó, các bạn đem bài vị thần linh và tổ tiên đặt lại chỗ cũ. Trước tiên, mọi người cần chuẩn bị một chiếc lò nhỏ để đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút. Sau đó các bạn đốt tiếp bảy tờ tiền vàng làm dấu hơ ở bốn hướng trên dưới trái phải, ý là dùng lửa để khai quang, làm sạch. Lúc này nếu tiền vàng chưa cháy hết thì bỏ vào lò than hoa.
Không di chuyển bát hương tùy tiện khiến thần linh, tổ tiên khó an vị để phù hộ gia đình.
– Tiếp tục đốt tiếp bảy tờ tiền vàng ở các vị trí muốn đặt tượng/bài vị thần linh và bát hương.
– Sau khi đặt xong bài vị, mọi người sẽ đốt 12 que hương cắm theo thứ tự hướng thời gian:
+ Que thứ nhất: Cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, để cầu mong mỗi năm đều là năm tốt.
+ Que thứ hai: Cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, để cầu mong mỗi tháng đều là tháng tốt.
+ Cây thứ ba: Cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, để cầu mong mỗi ngày đều là ngày tốt.
+ Cây thứ tư: Cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, để cầu mong mỗi giờ đều là giờ tốt
Bài khấn xin phép bao sái lau dọn 1:
Bài văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ sẽ là nội dung rất cần thiết và quan trọng mà các gia chủ cần lưu lại để đọc văn khấn xin phép thần linh, tổ tiên chứng giám, cho phép được lau dọn bàn thờ. Nội dung bài văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ được trình bày rất đầy đủ, rõ ràng, giúp các bạn thực hiện nghi lễ dọn dẹp bàn thờ một cách trang nghiêm, cung kính nhất. như sau:
Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Tín chủ tên là:
Cư ngụ tại địa chỉ:
Hôm nay ngày .. tháng .. năm… xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, bị rác, xin thành tâm sám hối.
Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an
chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
(Xong vái 3 vái).
Bài văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ sẽ là nội dung rất cần thiết và quan trọng
Bài khấn xin phép bao sái lau dọn 2:
Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Con xin kính lạy :
Thổ công, Táo quân Vua bếp tại gia;
Con tấu lạy Thần linh đất nước – Chủ tịch Hồ Chí Minh;
Con lạy ông Tiền chủ, bà Hậu chủ;
Con lạy Đức Sơn thần, thần linh thổ địa.
Con xin trình thỉnh: Thành Hoàng Bản Thổ Long mạch Đại Vương, con thỉnh Bản Gia Thổ công Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Thần tài Chúa đất, Tiên hậu Thổ chủ, con thỉnh Nội gia tiên tổ, Ngoại gia tiên tổ, trên Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, cô tổ, mãnh tổ, dưới đến thúc bá đệ huynh cô di tỷ muội bên nội bên ngoại.
Họ tên gia chủ……:
Xin ông thần ban thờ, ông thần bát hương cho phép con bao sái bát hương ban thờ.
sau đó đọc tiếp
“Án, Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa ba ha” (21 lần)
“Linh xuất lô nhang” (3 lần)
nếu có tượng thì đọc
“Linh xuất tượng” (3 lần)
Kiêng kỵ khi lau dọn ban thờ ngày tết gia chủ không thể bỏ lỡ
– Không đặt cành vàng lá ngọc, đồ lễ chùa, hoa quả giả lên bàn thờ.
– Không dùng nước lạnh lau dọn bàn thờ.
– Không di chuyển bát hương tùy tiện khiến thần linh, tổ tiên khó an vị để phù hộ gia đình.
– Không dùng cát cho vào bát hương mà dùng tro sạch đốt từ rơm nếp hoặc rơm tẻ sạch sàng kỹ để bỏ tạp chất.
– Hạn chế đặt tiền vàng mã trên bàn thờ gia tiên dịp Tết, không đặt tiền vàng mã trên bàn thờ Phật mất tính nghiêm trang. Thay vào đó, để tiền thật trên bàn thờ, mâm ngũ quả.
– Đồ cúng, nước sạch trên bàn thờ thay mỗi ngày.
Hạn chế đặt tiền vàng mã trên bàn thờ gia tiên dịp Tết
– Không nên bày các loại quả đã chín dễ mau hỏng, tránh quả có gai nhọn như chôm chôm, sầu riêng, quả mùi hắc, vị đắng, quả thuộc hệ rau (cà chua, quả me,…), quả dại.
Hi vọng qua bài viết này của Bảo Long về cách bày bàn thờ ngày Tết cụ thể trong bài sẽ giúp gia chủ chuẩn bị được tốt nhất và bày biện bàn thờ Tết hợp phong thủy, mang lại nhiều bình an và lộc may cho năm mới.
Bạn đang muốn tìm mua những sản phẩm đồ thờ cúng, đồ phong thủy, tượng Phật… Tại cơ sở chuyên cung cấp các sản phẩm đồ đồng cao cấp, chất lượng, hàng độc quyền với mức giá hợp lý. Hãy liên hệ ngay với Bảo Long qua Hotline: 0915.979.388 – 0984.888.889 để sở hữu những sản phẩm ưng ý nhất.
Nguồn: sưu tầm