Ý nghĩa các tôn hiệu của Phật Thích Ca Mâu Ni trong Phật giáo

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Tượng Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni thường được đúc bằng đồng để thờ cúng. Ý nghĩa tất cả tôn hiệu của Phật Thích ca gì chưa? Hãy cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?

Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử: là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca – thuộc Ấn Độ ngày nay, sinh vào khoảng năm 624 TCN. Sau khi nhìn thấy cảnh khổ đau của những người già, bệnh tật và qua đời cùng vẻ ung dung thanh thản của 1 vị tu sĩ, thái tử Tất Đạt Đa phát tâm rời khỏi hoàng cung, tu học Phật quả.

https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/05/10/buddha-and-animals-0815.jpg

Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?

Hình dáng tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni

– Hình dáng đặc trưng: Tóc tượng Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu; nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ “vạn”. Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.

– Tư thế tay: Tay tượng Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng… Phật cũng có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ.

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2019/12/tuong-phat-thich-ca-3m-1.jpg

Với gương mặt thanh tú, hiện từ hiện lên rõ nét từ đôi bàn tay người thợ 

Tượng Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni thường được đúc bằng đồng để thờ cúng. Trong các không gian thờ cúng, giữa chánh điện thường thờ một tượng đồng Phật Thích Ca Mâu Ni. Có nhiều chùa sẽ thờ ba tượng ngồi ngang, đức Thích Ca Mâu Ni ngự ở giữa, bên phải đức Phật Thích Ca là Phật A Di Đà, bên trái là Phật Di Lặc. Đây là 3 vị Phật đại diện cho hiện tại, quá khứ và tương lai của con người.

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích ca mâu ni

Thích Ca Mâu Ni: “Thích Ca Mâu Ni” là dịch từ chữ “Sakyamuni” trong tiếng Phạn. Chữ “Sakya”, dịch thành chữ “Thích Ca”, là tên gọi của một bộ tộc ở Ấn Độ cổ đại. Chữ “Muni”, dịch thành chữ “Mâu Ni”, nghĩa là giàu lòng nhân từ (Năng Nhân), rất giỏi chịu đựng (Năng Nhẫn), biết cách nhường nhịn (Năng Nhu), biết cách giữ gìn cho thân tâm thanh tịnh (Năng Tịnh). Nói tóm lại, “Thích Ca Mâu Ni” nghĩa là vị thánh của dòng họ/bộ tộc Thích Ca. Danh hiệu này để tôn xưng tên thật của Ngài là Cồ Đàm Tất Đạt Đa.

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2020/05/tuong-thich-ca-kham-tam-khi.jpg

Được đúc hoàn toàn thủ công bằng đồng thanh khiết

Thế Tôn: “Thế Tôn” là một tôn hiệu khác rất hay được dùng để chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. “Thế Tôn” vốn là cái tên mà đạo Bà La Môn dùng để gọi những vị trưởng giả. Tăng sĩ và tín đồ Phật giáo sau này cũng dùng cái tên đó để tỏ lòng cung kính Thích Ca Mâu Ni. Phật giáo coi Thích Ca Mâu Ni là người đức hạnh vẹn toàn, công đức đầy đủ, có thể làm lợi cho thế gian, muôn loài đều tôn kính, cho nên gọi là “Thế Tôn”.

>>>Xem thêm các mẫu tượng Phật bằng đồng cao cấp, chất lượng hàng đầu thị trường

Như Lai: cùng với “Thế Tôn”, “Như Lai” cũng là tôn hiệu thường dùng nhất để chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. “Như Lai” được dịch từ chữ “Tathagata” trong tiếng Phạn. “Như” , còn gọi là “Như Thực” hay “Chân Như”, là để chỉ cái “chân lý tuyệt đối”, “chân tướng của sự thật”, “bản thể của vũ trụ vạn hữu”. “Lai” nghĩa là đến. “Như Lai” là những người đến bằng con đường chân thực, những người đã hiểu rõ chân lý, những người đi theo con đường đúng đắn đến được chính giác. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong số những người đến bằng cách như vậy nên được gọi là “Như Lai”.

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2020/02/tuong-phat-thich-ca-bang-dong.jpg

Tôn hiệu của Phật Thích Ca có ý nghĩa như thế nào?

Từ “Như Lai” dùng với nghĩa hẹp để chỉ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, với nghĩa rộng để chỉ tất cả các vị Phật, như A Di Đà Như Lai, Dược Sư Như Lai,v.v…

Ứng Cúng: Đức Phật là người đã đoạn trừ Nghiệp, Hoặc, vĩnh viễn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, muôn đức tôn nghiêm, phúc tuệ đầy đủ, nên xứng đáng với sự cúng dường của chư Thiên và loài Người.

Chính Biến Tri: Chính là chân chính. Biến là khắp nơi, rộng lớn. Tri là hiểu biết. “Chính Biến Tri” là người hiểu biết đúng đắn, hiểu biết tất cả bao trùm khắp thế gian.

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2017/11/tuong-phat-thich-ca-bang-dong.jpg

Tượng Phật bằng đồng cao 50cm hun giả cổ

Minh Hạnh Túc: Đức Phật là người có đầy đủ phúc tuệ; nghĩa có đầy đủ tam minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh) và ngũ hạnh (Thánh Hạnh, Phạm Hạnh, Thiên Hạnh, Anh Nhi Hạnh, Bệnh Hạnh) nên được gọi là Minh Hạnh Túc.

Thiện Thệ: Thiện là tốt, khéo léo. Thệ là đi, vượt qua. Đức Phật là người tu tập theo con đường chân chính, biết khéo léo vượt qua tất cả để nhập Niết Bàn.

Thế Gian Giải: Đức Phật là người thấu hiểu tất cả các pháp của thế gian.

Vô Thượng Sĩ: Trong tất cả các pháp thì Niết Bàn là Vô Thượng, trong loài người thì Đức Phật là Vô Thượng. Trong các thành quả thì Chính Giác là Vô Thượng. Chúng sinh trong chín cõi đều không so sánh được với Đức Phật, nên Ngài có tôn hiệu là Vô Thượng Sĩ, nghĩa là người đã lên đến cao vô thượng.

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2019/04/tuong-phat-thich-ca-bang-dong.jpgĐồ đồng hàng khảm luôn được các gia chủ ưa chuộng

Điều Ngự Trượng Phu: Đức Phật là Đấng đại trượng phu có khả năng điều phục, chế ngự mọi ma chướng trong khi tu hành chính đạo. Điều Ngự Trượng Phu còn một nghĩa khác nữa là Đức Phật có khả năng điều phục những người hiền và ngự phục những kẻ ác theo về chính đạo.

Thiên Nhân Sư: Đức Phật là bậc Đạo sư, là người thầy đưa đường dẫn lối đến giải thoát cho cả chư Thiên lẫn loài Người.

Từ Phụ: Đức Phật thương tất cả chúng sinh như cha mẹ nhân từ thương con cái. Tình thương này bình đẳng, an nhiên vô ngại; nghĩa là không phân biệt sự kính trọng hay sự phỉ báng của chúng sinh đối với Đức Phật, không phân biệt người sang hay người hèn. Chúng sinh càng lầm lạc thì lòng từ bi của Đức Phật càng vô lượng vô biên.

Chân Thật Ngữ: Đức Phật là đấng nói những lời chân thật, không phỉnh gạt chúng sinh. Những lời nói của Đức Phật đều xuất phát từ trí tuệ toàn hảo, không phải tùy tiện.

https://www.phathoc.org/upload/2018/06/hinh-phat-thich-ca-mau-ni-1.jpg

Đức Phật là người thầy đưa đường dẫn lối đến giải thoát chư Thiên con người.

Lưỡng Túc Tôn: Lưỡng Túc Tôn có hai nghĩa: Đức Phật là đấng tôn quý nhất trong những loài hai chân (lưỡng túc: hai chân), như chư Thiên và loài Người. Và, Đức Phật là đấng đầy đủ Phúc đức và Trí tuệ (lưỡng túc: cả hai đều đầy đủ).

Tỳ Nô Giá Na:Phật giáo Mật Tông gọi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là “Tỳ Nô Giá Na”; dịch ý nghĩa là “Đại Nhật Như Lai”. Theo tiếng Phạn, “Tỳ Nô Giá Na” là tên gọi khác của Mặt Trời. Dùng danh hiệu “Tỳ Nô Giá Na” có nghĩa coi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Mặt Trời hồng không bao giờ tắt; tuệ giác của Đức Phật như Mặt Trời soi sáng khắp thế gian, xóa tan đêm tối vô minh.

https://ksdalat.com/wp-content/uploads/2019/10/thien-vien-van-hanh-da-lat.jpg

Với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng kích cỡ khác nhau

Ngoài ra, Đức Phật còn được biết với một số tôn hiệu khác như: Bạc Già Phạm; nghĩa là người đã chiến thắng sự chế ngự của bản ngã; Tam Giới Tôn, nghĩa là người đã giác ngộ, đã giải thoát khỏi tam giới là Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới; Toàn Giác, nghĩa là người đã giác ngộ hoàn toàn; Đạo Sư, nghĩa là người thầy dẫn chúng sinh đến sự giải thoát, v.v…

>>>Xem thêm 250+ mẫu đồ đồng mạ vàng đẳng cấp, siêu đẹp

Một số mẫu tượng Phật Thích Ca bằng đồng đẹp nhất hiện nay

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2019/08/tuong-phat-thich-ca-dep-nhat.jpg

Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng đỏ ngồi trên đài sen.

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2017/08/tuong-thich-ca-dan-sinh-bang-dong.jpg

Hình tượng Thích Ca đản Cao bằng đồng 89cm

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2020/06/tuong-phat-thich-ca-dep.jpg

Các đường nét được chạm khảm tỉ mỉ, chi tiết

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2020/02/tuong-phat-thich-ca-bang-dong.jpg

Phá cách với mẫu tượng Thích Ca ngồi bệ kim cang

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2020/09/tuong-phat-bang-dong.jpg

Tượng Địa Tạng, Thích Ca, Quan Âm cùng kích cỡ khảm tam khí

Bạn rất dễ dàng có thể tìm thấy cơ sở cung cấp các sản phẩm tượng bằng đồng. Nhưng có phải cơ sở nào cũng có những sản phẩm tượng đồng vừa đẹp, chất lượng lại giá thành rẻ. Đừng quá lo lắng, hãy đến với Đúc đồng Bảo Long. Các sản phẩm của chúng tôi được chế tác trực tiếp bởi bàn tay người nghệ nhân giỏi làng nghề Tống Xá, Ý Yên, Nam Định.

Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã đem đến cho hàng triệu hộ gia đình, đền, chùa, miếu… Các mẫu tượng bằng đồng khảm tam khí, khảm ngũ sắc cao cấp. Với sự đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng; khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn tại cơ sở chúng tôi. Đặc biệt, với chế độ bảo hành tốt, giá thành hợp lý. Chắc chắn quý khách sẽ hài lòng khi lựa chọn sản phẩm tại Đúc Đồng Bảo Long.

Để được tư vấn chi tiết về sản phẩm, vui lòng liên hệ Hotline: 0968.966.268 – 0984.888.889 để được hỗ trợ nhanh nhất

Facebook