Ý nghĩa các tư thế tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni, chủ tọa của cõi Ta Bà, người mang Chánh pháp truyền thừa tới khắp chúng sanh. Ngài là vị Đức Phật được thờ phụng chủ yếu trong Phật Giáo. Ở đâu có Phật Giáo, ở đó có Ngài. Ngày nay, việc đúc tượng Đức Phật Thích Ca để thỉnh về tu tại gia không còn hiếm lạ. Nhưng lựa chọn tượng Phật Thích Ca có tư thế nào? có lẽ không nhiều người biết.

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni chúng ta thường gặp nhất có ba tư thế chính là đứng, ngồi và nằm. Khi dựng, đúc tượng, cần chú ý tới dáng để chân và tay của Ngài vì đều mang những ý nghĩa khác nhau.

tư thế tượng Phật Thích ca

Tượng Phật Thích Ca tư thế ngồi tọa được nhiều người ưa chuộng bày phòng thờ, phòng làm việc

Tư thế tượng Phật Thích Ca ngồi tọa

Với tư thế này, chi tiết hai chân được chú ý nhiều hơn.
+ Loại thứ 1 là ngồi xếp bằng tròn: Hai bắp chân bắt chéo nhau, mu bàn chân này đặt lên đùi chân kia và ngược lại.
+ Loại thứ 2 là nửa bằng tròn: Lấy bàn chân phải đè lên chân trai, hoặc ngược lại.
+ Loại thứ 3 là ỷ toạ: Để hai chân duỗi xuôi xuống. Đây cũng là tư thế tốt nhất trong Thiền định.

tư thế tượng phật thích ca

Tượng Phật Thích Ca bằng đồng thau dáng chuẩn, hoa văn chi tiết, có hồn

Tư thế tượng Phật Thích Ca đứng

Tư thế này chỉ có một dạng được gọi là “chiên đàn tượng Phật”, phỏng theo dáng một loài cây. Tượng Phật Thích Ca đứng thường mô phỏng vào lúc Ngài còn tại thế đi du hành.

tư thế tượng phật thích ca

Mẫu tượng Phật Thích Ca đản sinh độc đáo 

Tư thế tượng Phật Thích Ca nằm

Tư thế tượng Phật nằm cơ bản chỉ có một loại: Nằm nghiêm sang bên phải, hai chân duỗi thẳng, tay trái đặt thẳng lên chân trái, tay phải co lại gối đầu (hoặc chống đầu). Đây là hình tượng của Thích Ca sau khi tiếp các đệ tử trước Ngài nhập Niết Bàn.

Thủ ấn quan trọng nhất của nhà Phật

Thiền thủ ấn (Dhyana Mudra)

Bức tượng Phật tư thế này hai tay đặt trong lòng. Mặt sau của bàn tay phải đang dựa vào lòng bàn tay trái. Thường thì các ngón tay cái chạm vào nhau, tạo thành hình tam giác huyền bí. Đây là biểu tượng của thiền, tượng trưng cho trí tuệ, biểu lộ sự giác ngộ đã vượt lên thế giới thực tại, tâm thức giác ngộ đã vượt qua tâm thức phân biệt. Đức Phật đã sử dụng thủ ấn này trong lần thiền cuối cùng dưới gốc cây bồ đề. 

=>> Xem chi tiết các mẫu tượng Phật bằng đồng mới nhất

Vô úy thủ ấn (Abhaya Mudra)

Bàn tay phải giơ lên ngang tầm ngực, lòng bàn tay hướng ra ngoài và các ngón tay hướng lên trên. Trong khi cánh tay trái để xuôi theo tư thế toạ thiền. Sau khi đạt được giác ngộ và khi bị con voi dữ tấn công Ngài đã sử dụng thủ ấn này. Tư thế này chỉ sự không sợ hãi, đã qua mọi nỗi sợ hãi đau khổ của thế gian.

tư thế tượng phật thích ca

Quy trình đúc tượng Phật Thích Ca cỡ lớn tại xưởng

Giáo hóa thủ ấn (Vitarka Mudra)

Trong giáo hóa thủ ấn, đầu ngón tay cái và ngón trỏ ở bàn tay phải đức Phật chạm vào nhau và tạo thành một vòng tròn, các ngón tay còn lại hướng lên trên còn bàn tay trái để ngang bụng. Ấn quyết này tượng trưng cho giai đoạn thuyết giảng trong cuộc đời của Đức Phật. Vòng tròn tượng trưng cho một dòng năng lượng và thông tin liên tục. Ý nghĩa là kêu gọi mọi người hãy giải quyết vấn đề qua thông tin và biện luận.

Khi lựa chọn mua tượng Phật Thích Ca Mâu Ni để thờ cúng tại gia, bạn cần chú ý tới tư thế hình dáng của Ngài. Đúc đồng Bảo Long gợi ý bạn một số mẫu tượng Phật Thích Ca mới nhất hiện nay.

=>> Xem ngay mẫu tượng Phật Thích Ca mới nhất

Đúc đồng Bảo Long

Hotline: 0915.979.388

Facebook