Nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt ai cũng biết

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọi khái quát là Đạo Ông Bà, Đạo Hiếu, Đạo Làm con. Đây là tục lệ thờ cúng những người đã khuất trong gia đình. Đối với người Việt, Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ tôn giáo quan trọng. Hầu hết các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có Bát hương trong nhà. Trong đó các nghi thức thờ cúng tổ tiên rất quan trọng, hầu hết người Việt nào cũng ít nhiều nắm được.

Ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa bình dị và giàu tính thực tiễn. Không giống như sự cực đoan trong nhiều tôn giáo khác. Bởi vậy, tục thờ này dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước làm gương cho thế hệ sau. Đây không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống.

Giáo sư Đào Duy Anh cho rằng: “Tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích”. Khi thực hành tín ngưỡng, người ta thường sẽ nêu những nguyện vọng, lời cầu xin như: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống được bình yên, suôn sẻ… Không biết có hiệu quả không, nhưng ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên đã thành công. Con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống.

Thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa quan trọng, là một phần không thể thiếu trong đời sống người Việt

Như đã đề cập phía trên, quan niệm về một nơi là “âm phủ” khiến con người sợ hãi. Xuất phát từ sự thành kính, đền ơn đáp nghĩa, con cháu thờ cúng tổ tiên, ông bà để họ không trở thành quỷ đói. Ngoài ra, việc thờ cúng này sẽ tạo cảm giác linh hồn các người thân luôn bên cạnh con cháu. Họ mách bảo cho con cháu và giúp đỡ chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp thuận hòa.

Với những mong muốn bình dị và niềm tin nguyên thủy chất phát, thờ tổ tiên được coi là thứ tín ngưỡng không thể thiếu với mọi lớp người. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng dân gian của dân tộc có nguồn gốc từ xa xưa. Mang đạo lý nhân ái “Uống nước nhớ nguồn” trong tiến trình lịch sử.

=>> 50+ mẫu đỉnh đồng thờ gia tiên, thờ Phật tốt nhất

Các nghi thức thờ cúng tổ tiên cơ bản

Khi thực hành nghi thức thờ cúng, có một số nguyên tác gia chủ cần tuân theo. Dù không phải quy định chính thức, nhưng quan niệm về tâm linh của con người hướng người ta đi theo một chuẩn mực chung.

Ví dụ nguyên tắc “Đông bình tây quả”, tức là bình hoa ở bên phải, còn trái cây ở bên trái, rượu và nước. Hay “Nam tả nữ hữu” để chị việc sắp xếp di ảnh, bát hương,…

Các nghi thức bắt buộc trong thờ cúng tổ tiên được quy định như sau:

– Cúng:

Khi tới ngày giỗ tết, ngày rằm, mùng 1… gia chủ bày lễ cúng lên ban thờ rồi thắp hương, thắp đèn, đốt nến, khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng biết ơn, hiếu kính, và cầu xin phước lành. Việc cúng bái này không chỉ để gợi nhớ lại, tỏ lòng thành tới tổ tiên, ông bà, mà còn để đưa ra những lời cầu xin, mong linh hồn người thân che chở người còn sống.

nghi thức thờ cúng tổ tiên

Nghi thức thờ cúng tổ tiên là điều bắt buộc với các gia đình

– Khấn:

Khi khấn, chúng ta thường nói thầm trong miệng đầy đủ các thông tin như: ngày/tháng/năm, nơi ở, mục đích buổi cúng lễ, người được cúng, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Tất cả mong cầu của con người sẽ thông qua lời khấn này để gửi tới ông bà tổ tiên. Có một số gia đình sẽ lựa chọn khấn theo bài văn khấn lễ tổ tiên được ghi lại trong sách. Hoặc đơn giản là nghĩ gì nói lấy, bày tỏ đủ lòng thành kính.

– Vái:

Sau khi đã đưa ra lời cầu xin, chúng ta phải vái lạy với tổ tiên. Khi vái thì chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.

Khi thực hành nghi thức thờ cúng tổ tiên, chúng ta cần tuân thủ theo các quy tắc

– Lạy:

Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với người quá cố. Lạy và vái thường đi cùng với nhau, kết hợp cùng nhau. Có 4 trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau.

  • Ý nghĩa của 2 lạy và 2 vái: Hai lạy thường dùng để áp dụng cho người sống như trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Hoặc khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em,… nên lạy 2 lạy.
  • Ý nghĩa của 3 lạy và 3 vái:
    Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng trưng cho Phật, Pháp, và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chính đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh, không nhơ bẩn. 
  • Ý nghĩa của 4 lạy và 4 vái: Bốn lạy để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ và thánh thần. 
  • Ý nghĩa của 5 lạy và 5 vái: Ngày xưa, người ta lạy Vua 5 lạy. Ngày nay, trong lễ giỗ tổ Hùng Vương, những người trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy.

Những lưu ý khi thờ cúng tổ tiên

Khi thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chúng ta có những lưu ý, cấm kị bắt buộc cần tuân theo. Người xưa thường dạy “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.

Khi lập ban thờ gia tiên, tránh để ban thờ xung với cửa. Việc để ban thờ xung với cửa hoặc đường cái có thể ảnh hưởng đến vận thế. Ngoài ra, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả gia đình, dễ bị tiểu nhân hãm hại. Nếu trong trường hợp không thể đặt nơi khác, hãy đặt tấm bình phong để che chắn.

Không đặt bàn thờ gần nơi như nhà tắm, nhà bếp, phòng ngủ, lối đi, cầu thang. Bàn thờ sát phòng vệ sinh hoặc khu vực sinh hoạt là không tôn trọng thần linh và tổ tiên. Việc này sẽ dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Nếu phía sau bàn thờ là bếp, sẽ tạo ra hỏa sát rất nặng. Đặc biệt, bàn thờ đối diện phòng ngủ của vợ chồng dễ gây ra bất hòa, vợ chồng lạnh nhạt.

Cần tuân theo những lưu ý trên để tránh phạm vào cấm kị

Không nên đặt bàn thờ ngay cửa ra vào. Cửa ra vào là nơi đón nhận nhiều sát khí từ ngoài vào. Đây cũng là nơi có gió thổi dễ làm động bát hương lại hay có người đi lại, gây ồn ào, mất đi sự thanh tịnh linh thiêng.

Cần giữ sạch sẽ khu vực xung quanh bàn thờ, thường xuyên nhang đèn. Bên dưới bàn thờ không nên đê đồ đạc bừa bãi, cần giữ khu vực dưới bàn thờ thông thoáng sạch sẽ.  Tựu chung lại việc thờ cúng này là một hình thức để biểu đạt sự nhớ ơn, lòng thành kính của con cháu với bề trên. Cái cốt lõi và quan trọng nhất chính là thành tâm.

Bảo Long – Đơn vị chuyên bán đồ thờ bằng đồng uy tín

Đúc Đồng Bảo Long tự hào là một trong những cơ sở lớn nhất tại làng nghề Ý Yên – Nam Định. Chuyên chế tác và thi công các công trình đúc đồng thủ công mỹ nghệ. Chúng tôi tự tin với chất lượng và độ tinh xảo cao nhất. Sở hữu đội ngũ nghệ nhân tài hoa, đội ngũ thợ lành nghề. Đặc thù sản xuất trực tiếp theo phương pháp đúc đồng thủ công truyền thống; không phải qua bất kỳ đơn vị trung gian nào.

Chúng tôi có rất nhiều sản phẩm như: đồ thờ bằng đồng, tranh đồng, tượng đồng… theo yêu cầu… Được khách hàng trong cả nước cũng như nước ngoài đặt tin tưởng, sử dụng. Bảo Long luôn coi lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi tin rằng mình có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc, hoặc liên hệ trực tiếp Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388 để được hỗ trợ tốt nhất.

Facebook