Trống Đồng Ngọc Lũ và Trống Đồng Đông Sơn – hoạ tiết đỉnh cao

Trống Đồng Ngọc Lũ và Trống Đồng Đông Sơn – hoạ tiết đỉnh cao của nghệ thuật trống đồng.

  1. Hoạ tiết trên mặt trống đồng Đông Sơn, Miêu tả hình ảnh, ý nghĩa của trống đồng Đông Sơn:

Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN – 100) của người Việt cổ.

Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.

Ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống tượng trưng cho thần Mặt Trời vì người dân Văn Lang có quan niệm về thần Mặt Trời.

Nhìn chung chức năng chủ yếu của trống đồng vẫn là chức năng của một nhạc khí. Đánh vào vành 1-3 được nốt Si giáng; ở vành 4-5 được nốt Mi và Fa; ở vành 7 cũng được nốt Si giáng. Từ vành 9 trở ra lại trở lại nốt Mi.

Trống Đồng còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh ngày xưa. Các vị vua thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những chiếc trống đồng. Điều đó thể hiện uy quyền của nhà nước đối với các vùng tự trị, tự do tương đối.

Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là: đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ ∫ gãy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song, và các chữ của người Việt cổ.

Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học. Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.

Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển.

  • Việc gắn hình ngôi sao ở trung tâm mặt trống là biểu tượng của tục thờ thần Mặt Trời.
  • Những người hóa trang lông chim trên trống đồng thể hiện vật tổ của cư dân bấy giờ là loài chim.
  • Từ những cảnh sinh hoạt trên trống đồng, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng đó là “lễ khánh thành trống đồng”, “lễ chiêu hồn”, “đám tang” hoặc “lễ cầu mùa”…
  • Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều là số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt đã rất chú ý đến việc tính đếm. Trong số những số lượng cánh sao nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số). Số này liên quan đến số lượng tháng trong một năm.

2. Trống đồng Ngọc Lũ, cấu tạo, ý nghĩa:

Ngọc Lũ là tên gọi của chiếc trống đồng Đông Sơn cổ và đẹp nhất còn nguyên vẹn, là đại diện loại hình hiện vật tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng.

Trong hàng ngàn chiếc trống được phát hiện từ trước đến nay (không hề có chiếc nào giống nhau hoàn toàn), trống đồng Ngọc Lũ vẫn là chiếc trống có kiểu dáng và kích thước hài hòa nhất, trang trí hoàn mỹ và phong phú nhất.

Trống đồng Ngọc Lũ có niên đại 2.500 năm cách ngày nay, được xếp vào loại H1 – Heger (theo sự phân loại dựa trên 165 chiếc trống đồng được biết đến thời điểm ấy của học giả F.Héger – người Áo – vào năm 1902), H1 là “loại cổ nhất, cơ bản nhất và từ loại này mà các loại khác ra đời”. Ngọc Lũ là một trong số không nhiều trống đồng giữ vai trò ấy.

Trống có patin màu xanh ngả xám, đường kính mặt 79,3cm, cao 63cm, nặng 86kg, thuộc loại kích thước lớn. Mặt trống đúc liền chờm ra khỏi tang.

Tang trống nở phình, thân trống hình trụ đứng, chân trống hình nón cụt hơi choãi. Mặt trống chính giữa đúc nổi ngôi sao 14 cánh bao quanh một mặt tròn nổi, chính là núm để đánh trống.

Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công. Bao quanh ngôi sao là 16 vành hoa văn. Vành 1, 5, 11 và 16: Những hàng chấm nhỏ. Vành 2, 4, 7, 9, 13 và 14: Những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến.

Vành 3: Những hàng chữ ∫ gẫy khúc nối tiếp. Vành 12 và 16: Văn răng cưa. Vành 6, 8 và 10: Hình người và động vật đi quanh ngôi sao theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

Trong đó là các nhóm: Người mặc áo lông chim đang nhảy múa, người giã gạo chày đôi, người đánh trống, nhà sàn mái cong, hươu đang đi cùng chim mỏ ngắn bay và chim mỏ dài đứng.

Tang trống chính là chiếc hộp cộng hưởng khuếch đại âm thanh. Phần trên có 6 vành hoa văn hình học. Vành 1 và 6: Những đường chấm nhỏ thẳng hàng. Vành 2 và 5: Văn răng cưa. Vành 3 và 4: Hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những tiếp tuyến song song.

Phần dưới là 6 chiếc thuyền chuyển động từ trái sang phải, chở chiến binh tay cầm vũ khí và tù binh, xen giữa là những hình chim cò ngậm cá, chó săn được thể hiện theo lối cách điệu. Gắn giữa tang và thân trống là hai đôi quai kép đúc nổi hoa văn bông lúa, đối xứng nhau.

Thân trống hình trụ đứng, là bộ phận nắn âm thanh. Phần giữa của thân có những hoa văn hình học chạy song song cắt nhau tạo thành 6 ô hình chữ nhật. Trong ô là các võ sĩ đầu đội mũ lông chim, tay cầm vũ khí vừa đi vừa múa.

Phần dưới của thân là ba vành hoa văn hình học, giữa là vành văn vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Hai bên là hai đường chấm nhỏ. Ngoài cùng là hai đường chỉ trơn.

Nhiều bài viết, kể cả một số bài nghiên cứu công phu đã chứng minh mối liên quan có nguồn gốc hữu cơ giữa các hoa văn trang trí trên trống đồng với các hoa văn trang trí trên đồ gốm của các nền văn hóa khác.

Từ hậu kỳ thời đại đá mới đến thời đại đồng thau và thời đại sắt sớm trên đất nước ta, từ văn hóa Phùng Nguyên, qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, đến văn hóa Đông Sơn, những hoa văn chấm nhỏ thanh tú hợp thành dải, hoa văn chữ S đa dạng, hoa văn làn sóng uốn khúc, hoa văn hình tam giác hay răng cưa, hoa văn vạch thẳng hay vạch xiên song song cùng nhiều loại hoa văn khác nữa là bằng chứng không thể phủ nhận, nói lên tính cách truyền thống của nghệ thuật trang trí lâu đời của dân tộc ta.

==> Xem ngay Quả trống đồng Ngọc Lũ đúc thủ công trang trí tinh xảo

3. Trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông sơn đúc thủ công tinh xảo, trang trí, làm quà tặng:

Ngày nay, ngành thủ công đúc đồng cho ra đời hàng triệu sản phẩm trống đồng các loại mô phỏng hoạ tiết trống đồng văn hoá Đông Sơn. Đặc biệt là hoạ tiết trống đồng Ngọc Lũ cực kỳ tinh xảo được nhiều người ưa chuộng.

Trống đồng với ý nghĩa biểu tượng văn hoá của nó, được trưng bày tại phòng khách, phòng làm việc, làm quà biếu tặng rất đẹp và sang trọng.

Trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn nói chung, có các loại như mặt trống, quả trống, trống đồng quà tặng…

Mặt trống được chia thành 2 dòng là mặt trống gò và mặt trống đồng đúc. Mặt trống đồng gò được thúc nổi hoa văn trên lá đồng nguyên tấm.

Mặt trống đồng đúc được đúc thủ công, rót đồng nung chảy vào khuôn đất sét và làm nguội. Mặt trống đúc nặng hơn nhiều lần mặt gò và giá thành cũng cao hơn. Mặt trống còn có hoạ tiết bản đồ Việt Nam rất ý nghĩa.

Mặt trống đồng thường được treo phòng khách, phòng làm việc, phòng hội họp, phòng lãnh đạo, đặc biệt là các ban ngành nhà nước, văn hoá, quân đội… Mặt trống treo nguyên hoặc đóng khung gỗ đều rất đẹp.

==> Xem ngay 50 mặt trống đồng gò đúc thủ công hoạ tiết đẹp chuẩn nhất

Quả trống đồng là trống đồng nguyên quả, cả chân trống và mặt trống. Quả trống đồng thì luôn đúc thủ công từ đồng đỏ.

Quả trống đồng mô tả hoạ tiết Ngọc Lũ là tinh xảo vả đẳng cấp nhất. Quả trống thường được đặt trên đôn gỗ để trưng bày, trang trí.

Quả trống đồng quà tặng là quả trống cỡ nhỏ, đường kính 10, 12, 15, 20cm… có chân đế và hộp để làm quà tặng để bàn, nhỏ gọn, hoa văn tinh xảo. Quả trống đồng thường được mạ vàng 24k sáng bóng rất đẹp và tăng phần sang trọng.

Quả trống đồng quà tặng mạ vàng 24k:

Cơ sở đúc đồng Bảo Long chuyên các sản phẩm trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ hàng cao cấp tinh xảo, tỉ mỉ từng chi tiết, đảm bảo hoạ tiết hoa văn chuẩn đẹp nhất.

Nhận đặt hàng mặt trống, quả trống, trống đồng quà tặng số lượng lớn theo yêu cầu, uy tín, chất lượng hàng đầu.

Tranh mặt trống khung liền đồng dát vàng 9999:

==> Xem ngay 20 quả trống đồng đúc thủ công tinh xảo cao cấp nhất

Ngoài ra, Quý khách có thể xem thêm về mặt trống đồng theo 1 số tiêu chí sau:

Facebook