Ý nghĩa biểu tượng Khuê Văn Các – Dấu ấn Hà Nội

Khuê Văn các, một trong những công trình thuộc quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Khuê Văn các được chọn là biểu tượng cho thủ đô Hà Nội. Công trình này được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, và cho tới ngày nay thì đây vẫn được coi như biểu tượng của nền Văn chương, khoa cử Việt Nam. Gác Khuê Văn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng độc đáo và quan trọng. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa biểu tượng Khuê Văn các nhé.

Lịch sử hình thành Khuê Văn các

Mấy lớp cung tường sừng sững cổ kim

Bốn mùa hoa cỏ sưm xuê tươi tốt

Thánh triều gây dựng qui mô lớn

Lâu dài mãi với núi Nùng cao, sông Nhị sâu”.

(Trần Bá Lãm _Quốc sử di biên)

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng trường Quốc Tử Giám bên cạnh Văn Miếu, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Đến triều Hậu Lê, Nho giáo thịnh hành, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia những người đỗ tiến sĩ thừ khóa 1442 trở đi. Đến thời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long gọi đây là Văn Miếu – Thăng Long. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông vào năm 1805. Còn Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây thêm đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.

ý nghĩa biểu tượng khuê văn các

Khuê Văn các là một công trình nhỏ trong cụm quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập khu nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được xây dựng với diện tích 1530m² trên tổng diện tích 6150m². Bao gồm các công trình kiến trúc chính là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám.
 
Trong kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII ngày 21.12.2012, Khuê Văn Các tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám đã được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Thăng Long- Hà Nội nghìn năm Văn hiến.
 
=>> Xem ngay tượng đồng phong thủy mới nhất

Kiến trúc đặc trưng Khuê Văn các

Khuê Văn Các- Thiên quang tỉnh, là nơi giao hoà của Đất, Trời, Người. Khuê Văn Các nghĩa là “gác vẻ đẹp của sao Khuê” là một lầu vuông 8 mái. Gồm 4 mái thượng và 4 mái hạ, cao gần 9 thước. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng, mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua 3 bậc thang đá. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét. Trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh tế.Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao.

Sàn gỗ tầng trên các có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có lan can bằng gỗ, bốn mặt tường bịt ván gỗ, trên mặt gỗ trổ một cửa tròn. Phía trên mái cửa ngoài treo một tấm đại tự Khuê Văn các cùng lạc khoản Gia Long tứ niên, xuân. Mỗi mặt tượng gỗ đều chạn một đôi câu đối chữ Hán.
 
Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiển – Bích thuỷ xuân thâm đạo mạch trường.
Hy triều phấn sức long văn trị – Kiệt các trân tàng tập đại quan
Thành lâm Bắc đẩu hồi nguyên khí – Nguyệt tế thu đàm chiếu cổ tâm.
Thánh hiền nhất thống đồ thư phủ – Văn hiến thiên thu lễ nghĩa bang.
 

Khuê Văn các có kiểu kiến trúc đặc trưng, hài hòa và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng

=>> Xem ngay vật phẩm phong thủy mới nhất

Ý nghĩa biểu tượng Khuê Văn các

Khuê Văn các, “ngôi sao sáng” trong quần thể di tích văn hóa Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Dù chỉ là một công trình lầu cao rất nhỏ nhưng bản thân các lại mang nhiều ý nghĩa biểu tượng tốt đẹp. Không chỉ truyền tải văn hóa, tinh hoa dân tộc và còn liên quan tới yếu tố phong thủy. 

Ý nghĩa văn hóa

Từ thờ nhà Lý, Nho giáo trở lên thịnh hành và được đề cao hàng đầu. Văn Miếu-Quốc Tử Giám được xây dựng chính thức mở đầu cho nền giáo dục khoa cử Nho học ở Việt Nam. Không chỉ có mục đính thờ cúng mà đây còn là nơi đặt dấu ấn cho sự phát triển của tinh thần tự cường, tự chủ, truyền thống hiếu học của người Việt. 
 
Gác Khuê Văn xưa là nơi họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi hội. Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã. Không gian xung quanh là vườn cây cổ thụ, cạnh giếng Thiền Quang luôn đầy nước in bóng, xa xa là ao vuông đầy hoa sen. 
 
Sao Khuê, là ngôi sao trong chòm 28 sao, sách Hiếu kinh ghi :”Khuê chủ văn chương”. Người ta coi sao Khuê là biểu tượng của văn chương. Và Khuê Văn các là nơi mà những bậc thi nhân xưa luôn muốn đặt chân tới, là nơi lưu lại sự thành danh cho rất nhiều danh nhân xưa. “Ức Trai tâm thượng quang Khuê”
 
biểu tượng khuê văn các

Khuê Văn các là nơi các thi sĩ xưa tụ tập bàn luận thi ca, văn chương

Ý nghĩa phong thủy

Nhìn về mặt phong thủy, Khuê Văn các thường được nhắc cùng Thiên Quang tỉnh (giếng Thiên Quang). Thiên Quang có nghĩa là Ánh sáng của bầu trời. Giếng thu nhận tất cả tinh túy của trời đất, soi bóng gác Khuê Văn. Giếng Thiên Quan có hình vuông, tượng trưng cho đất, thuộc về yếu tố Âm. Cửa Khuê Văn có hình tròn, tượng trưng cho bầu trời, thuộc về phần Dương. Như vậy, tất cả hòa hợp với nhau, hội tụ tinh hoa Đất và Trời. Thời xưa, các danh sĩ thường tập trung tại gác để bàn luận về thi văn. Có lẽ một phần cũng là mong muốn nhận được những tinh hoa của đất trời hội tụ, soi sáng cho con đường văn học khoa cử.
 
Lại nói về tên Khuê Văn các, nhà Tống Trung Hoa có một Khuê Văn các tại tỉnh Sơn Đông. Không tránh được khả năng đây là lí do Tổng trấn Bắc thành đặt tên dựa theo. Ngoài hai chữ “Khuê Văn”, “các” là một từ chỉ lầu trên cao, nghĩa gần giống với “lâu”, nhưng trang trọng hơn. Các thường đi cùng với “Đài”, Đài các thường để chỉ chức quan Thượng thư, người đứng đầu Lục bộ. Ngày nay, một số Quốc gia vẫn dùng từ “Nội các” để chỉ một bộ phận quan trọng trong chính quyền. Đặt tên là Khuê Văn các, cũng là một hàm ý chỉ nơi tụ tập của những người tài hoa. Là thể hiện mong muốn đất nước có thật nhiều nhân tài, xây dựng đất nước vững mạnh.
 
khuê văn các

Khuê Văn các xưa được coi là địa danh nổi tiếng của các văn nhân thi sĩ chuẩn bị khảo thí

Khuê Văn các là một kiến trúc nằm trong cụm công trình: Cửa Bí văn và Cửa Súc văn. Cửa Bí văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Thánh Dực bên trái, có nghĩa là vẻ đẹp rực rỡ. Ý nói văn chương trau chuốt, có sức truyền cảm, thuyết phục con người. Cửa Súc văn kết thúc con đường lát gạch nhỏ chạy từ cửa Đạt Tài bên phải, có nghĩa là văn chương hàm súc, phong phú, có khả năng nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn.
 
Hai cửa này cùng với Khuê văn các đồng thời mở đầu cho khu vực thứ ba của quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử giám. Khu vực giếng Thiên Quang và Vườn Bia Tiến sĩ thời Lê – Mạc. Nhìn vào tổng thể cả khuôn viên, ta mới thấy kiến trúc mang nhiều ý nghĩa. Những sĩ tử xưa, bắt bầu nuôi dưỡng con đường văn chuông, thể hiện tài năng của mình. Sau đó hội tụ tại nơi tập trung tinh hoa của trời đất, rồi công thành danh toại, đề tên Bảng vàng. Những người đỗ Tiến sĩ, sẽ được vinh danh bằng một tấm bia đế rùa trong Vườn bia, lưu truyền ngàn đời.

Mô hình, quà lưu niệm Khuê Văn Các bằng đồng

Ngày nay, Khuê Văn các nói riêng và quần thể Văn Miếu – Quốc Tử Giám nói chung vẫn luôn là trung tâm văn hóa, lịch sử của dân tộc, là biểu tượng cho Thăng Long-Hà Nội. Ngoài ra, tại các quần hàng lưu niệm, ta sẽ thấy những mô hình Văn Miếu, mô hình Khuê Văn các thu nhỏ là quà tặng hay đồ phong thủy. Mô hình Khuê Văn các, gần như mô phỏng chính xác tới trên 90% nguyên mẫu. Đây là vật phẩm phong thủy tốt cho những người đang học hành, thi cử hay người có địa vị.

Giống như các bậc hiền triết xưa, chúng ta gửi mong muốn được công thành danh toại, mọi sự thuận lợi, trí tuệ mở mang. Hoặc, đây cung là quà tặng cho bạn bè, đối tác, nuớc nước ngoài. Khi nhìn vào mô hình, chúng ta sẽ biết được, đây là biểu tượng cho một nền văn hóa ttinh hoa của Việt Nam. Cũng thể hiện truyền thống Hiếu học, coi trọng nhân tài từ thời xưa. Cũng là cách mà ta quảng bá hình ảnh đẹp của Việt Nam tới bạn bề thế giới.

khuê văn các

 

Mô hình Khuê Văn các bằng đồng mạ vàng thích hợp để trưng bày hoặc làm quà tặng

Đúc Đồng Bảo Long là đơn vị uy tín, chuyên sản xuất và bán các loại tượng, tranh, mô hình Khuê Văn các. Chúng tôi có nhiều năn kinh nghiệm trong việc sản xuất đồ đồng. Ngoài ra, Bảo Long còn có tranh đồng, đồ thờ cúng, tượng đồng các loại,… Các sản phẩm được chế tác cầu kì, hoa văn sắc nét, tinh xảo. Đảo bảo chất lượng và sự hài lòng cho quý khách hàng. Để tìm hiểu chi tiết về chúng tôi và các sản phẩm, vui lòng liên hệ Hotline Bảo Long.

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388

 

Facebook