Ý nghĩa danh hiệu Đức Phật Thích Ca Mẫu Ni cực hay

Đức phật Thích Ca Mâu Ni người sáng lập nên Phật giáo, từng sống vào thời kì Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và 4 trước Công nguyên. Người đời tôn ngài là “Phật”. Thế nhân cũng tôn ngài là “Thích Ca Mâu Ni”. Vậy tên của ngài có ý nghĩa là gì và lời chỉ dạy của ngài trước khi nhập niết bàn về cúng dường (cung dưỡng, cung cấp và nuôi dưỡng) chân chính như thế nào? Cùng Bảo Long tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau

Nguồn gốc và ý nghĩa của tên “Kiều Đạt Ma. Tất Đạt Đa”

Vào thời Ấn Độ cổ hơn 2500 năm trước đây, ở vương quốc Ca Tỳ La Vệ, một vị Hoàng tử đã giáng sinh, được đặt tên là Tất Đạt Đa, họ là Kiều Đạt Ma. Khi Hoàng tử Tất Đạt Đa lớn lên, ngài cảm động sâu sắc với nỗi khổ đau và sự vô thường của đời người. Vì thế, ngài xuất gia tu hành. Sau này, khi Hoàng tử Tất Đạt Đa khai ngộ; vì muốn chúng sinh được giải thoát khỏi bể khổ, ngài đã đi khắp nơi truyền rộng Phật Pháp

https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2020/05/10/buddha-and-animals-0815.jpg

Đức phật Thích Ca Mâu Ni người sáng lập nên Phật giáo

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuni) có tên gốc (tên thế tục) là Kiều Đạt Ma. Tất Đạt Đa (Gotama Siddhāttha).

Kiều Đạt Ma là họ tộc. Ở Ấn Độ cổ, họ tộc truyền thống là theo họ tộc mẫu hệ. Kiều Đạt Ma là dòng họ thế tục của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong tiếng Phạn, Kiều Đạt Ma có nghĩa là hiền lành, tốt đẹp.

Tất Đạt Đa là tên. Trong tiếng Phạn nó có nghĩa là sự may mắn, cát tường, mang hàm nghĩa là “thành tựu hết thảy”, “hoàn thành trọn vẹn”.

>>>Xem thêm các mẫu tượng đồng phong thủy giúp gia chủ chiêu tài hút lộc 

Nguồn gốc và ý nghĩa của tên “Thích Ca Mâu Ni”.

Thế nhân tôn ngài là “Thích Ca Mâu Ni”, trong đó “Thích Ca” là bộ tộc của ngài. Trong tiếng Phạn, “Thích Ca” có ý tứ là “văn võ song toàn”. “Mâu Ni” là cách gọi tôn kính của người Ấn Độ cổ đại đối với các bậc Thánh nhân, có hàm ý chỉ “người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công”.

Cả tên “Thích Ca Mâu Ni” trong tiếng Phạn có ý chỉ “người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công là người tộc Thích Ca”.

https://media.ex-cdn.com/EXP/media.phatgiao.org.vn/files/content/2019/12/19/nep-song-cac-vi-dai-de-tu-khi-duc-phat-con-tai-the-2-1534.jpg

Trong tiếng Phạn, “Thích Ca” có ý tứ là “văn võ song toàn”

Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo, được các Phật tử xưng là Phật, Thế tôn, Phật Đà có ý chỉ người đã thông qua tu luyện mà giác ngộ. Khi Phật giáo được truyền nhập vào Trung Quốc, trong triều đại nhà Minh người ta bắt đầu xưng Phật Thích Ca Mâu Ni là “Phật tổ”, tức là người sáng lập Phật giáo.

“Trên thực tế, trong sự đối đãi của chúng ta trong xã hội hiện thời, chúng sanh trong xã hội thiếu khuyết lòng nhân từ, thiếu lòng yêu thương. Không chỉ chẳng yêu thương người khác, ngay cả chính mình cũng chẳng yêu thương! Vì thế, yêu thương người khác chẳng dễ dàng, phải yêu thương chính mình thì mới có thể yêu thương người khác. Ngay đối với chính mình mà cũng chẳng yêu thương thì làm sao yêu thương người khác?

Vì thế, đức Phật giáo học trên thế gian này nhằm dạy điều gì? Dạy nhân từ. Thích Ca nghĩa là nhân từ, dạy dỗ chúng ta đối đãi người khác phải có lòng yêu thương, phải có tâm từ bi, đại từ đại bi đối đãi hết thảy chúng sanh, Ngài dạy điều này. Đấy là nội dung giáo học của Phật pháp.

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2020/02/duc-tuong-phat-thich-ca-bang-dong.jpg

“Mâu Ni” có ý nghĩa là “tịch diệt”, ý nghĩa nói cho cạn một chút là “thanh tịnh”

Mâu Ni (Muni) nghĩa là gì? Từ “thanh tịnh, bình đẳng, giác” trong tựa đề kinh này, Mâu Ni là tịch tĩnh, tôi dùng năm chữ trong tựa đề kinh này để giảng, quý vị sẽ thấy rất dễ hiểu. Mâu Ni là tâm địa thanh tịnh, bình đẳng, giác chứ không mê; đấy là ý nghĩa của Mâu Ni. 

Hiện tại căn bệnh của chúng sanh thế gian này chúng ta là thiếu lòng yêu thương, thiếu lòng từ bi, cho nên danh hiệu dùng chữ “Thích Ca”. “Thích Ca” có nghĩa là nhân từ, là năng nhân.

Đây là Phật dạy cho chúng ta, chúng ta đối đãi với người quyết định phải nhân từ; đặc biệt là những người đối xử không tốt đối với chúng ta, người hủy báng, người đố kỵ, người chướng ngại, thậm chí là người hãm hại ta, nhất định phải nhân từ đối với họ, quyết định không thể có một cái ác niệm, chúng ta mới là học trò của Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đây là đối với người, còn đối với mình là “Mâu Ni”. “Mâu Ni” có ý nghĩa là “tịch diệt”. “Tịch” là tịch tĩnh. Nói tịch tĩnh mọi người rất khó hiểu, chúng tôi đem ý nghĩa nói cho cạn một chút là “thanh tịnh”, vậy thì chư vị dễ hiểu. Với chính mình nhất định phải thanh tịnh.

“Diệt” nghĩa là gì? Diệt phiền não, chúng ta dùng lời ở trên “Kinh Hoa Nghiêm” để mà nói, vọng tưởng phân biệt chấp trước phải diệt, bằng mọi cách phải giảm trừ vọng tưởng phân biệt chấp trước.

Hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Tượng Phật Thích Ca ngự trên đài sen là một ý nghĩa tượng trưng siêu thực. Bởi vì hoa sen được biểu thị cho đức tánh thanh tịnh và giải thoát. Hoa sen phát xuất trong lòng vũng bùn nhơ nhớp, mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết. Đó là đặc tính không thể tìm được trong các loài hoa khác. Nằm giữa vũng bùn nhơ nhớp, mà không bị lây nhiễm mùi hôi hám, trái lại còn đầy đủ hương vị thơm tho, đó mới thật là thanh tịnh. Vì cái thanh tịnh ngay giữa chỗ ô uế, mới chơn thật thanh tịnh.

Nếu hoa sen mọc giữa bãi cát trắng phau, hay trên gò đất khô sạch sẽ, dầu có hương sắc gấp mấy lần hơn vẫn không được quý trọng. Bởi nó chui từ vũng bùn hôi hám mà lên, lại giữ được tánh cách thanh khiết.

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2020/06/tuong-phat-thich-ca-81cm.jpg

Mẫu tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao cấp

Đức Phật Thích Ca cũng thế, trước kia Ngài cũng là một con người như chúng ta, cũng có gia đình, cũng hưởng giàu sang sung sướng; nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm, không bị sợi dây gia đình trói buộc. Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn Ngài trinh bạch, ngồi trong tù ngục gia đình mà chí Ngài đã vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông. Đức tánh trinh bạch và siêu việt ấy, chỉ có hoa sen mới đủ sức tượng trưng.

Đôi mắt đức Phật Thích Ca đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ. Tâm mình là chủ nhân ông của mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhơn sinh. Vì thế, Phật giáo chủ trương con người làm chủ mọi quả báo an lạc hay đau khổ của mình. Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình.

 >>>Xem thêm các mẫu đồ đồng mạ – dát vàng 9999 đẳng cấp, sang trọng

Một tâm niệm lành, một hành động tốt sẽ đến cho ta kết quả an vui hạnh phúc. Ngược lại, một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ chuộc lấy kết quả khổ đau về nơi mình. Chỉ có ta mới đủ thẩm quyền ban phúc giáng họa cho ta. Sự cầu cạnh, sự van xin nơi tha nhân hay thần linh, nếu có chỉ là phần phụ thuộc không đáng kể. Cho nên, ta phải quán sát lại ta, để luyện lọc tâm tánh và sửa đổi hành động của mình. Ách yếu của sự tu hành là phản quán tự tâm.

https://ducdongbaolong.vn/wp-content/uploads/2019/08/tuong-phat-thich-ca-chua.jpg

Đôi mắt đức Phật Thích Ca đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm

Người ta thường nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nếu chúng ta thờ Ngài với mục đích sai lạc như vừa nói ở trên, thì không những chúng ta đã phỉ báng Ðức Phật, mà chúng ta còn tự tạo tư tưởng không tốt cho chúng ta nữa.

Đây chỉ là lược giải thích vài đặc điểm trong hình tường Đức Phật Thích Ca. Sự hữu ích của việc lễ Phật gốc ở chỗ nhận được thâm ý, rồi thể theo đó sống một cuộc đời cao đẹp như Ngài. Nếu bạn đang tìm mua, thỉnh những mẫu tượng Phật về thờ đến ngay với đúc đồng Bảo Long

Là đơn vị chuyên cung cấp tượng phật bằng đồng cao cấp, chất lượng. Các sản phẩm của chúng tôi được chế tác thủ công tinh xảo bởi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân làng nghề Vạn Điểm, Tống Xá, Ý Yên, Nam Định. Không chỉ đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, các mẫu tranh đồng tại cơ sở chúng tôi còn được đánh giá cao về chất lượng

Quý khách quan tâm đến sản phẩm có thể đến các showroom gần nhất trên toàn quốc; hoặc liên hệ Hotline: 0915.979.388 – 0984.888.889  để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nguồn: sưu tầm 

Facebook