Tượng Đài Bác Hồ Ở Thủy Điện Hòa Bình

Tượng Đài Bác Hồ Ở Thủy Điện Hòa Bình
Tượng đài Bác Hồ là điểm nhấn kiến trúc nằm trong hành trình thăm quan không thể bỏ qua khi đến với Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Tượng đài nằm trên toàn bộ không gian rộng lớn của công trình thủy điện Hòa Bình, đồng thời Tượng đài Bác Hồ cũng tồn tại độc lập, là tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, hoành tráng.
Ngoài ra, công trình thế kỷ thủy điện Hòa Bình còn rất nhiều điều để lại ấn tượng sâu sắc cho những người tìm hiểu về nó.

1. Giới thiệu về nhà máy thủy điện Hòa Bình:

Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành.

Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 mega watt, gồm 12 cửa xả và 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240 MW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilo watt giờ (KWh).

Quá trình xây dựng 

  • Ngày 6 tháng 11 năm 1979 khởi công xây dựng tại đây
  • Ngày 12 tháng 01 năm 1983: Ngăn sông Đà đợt 1
  • Ngày 09 tháng 01 năm 1986: Ngăn sông Đà đợt 2
  • Ngày 30 tháng 12 năm 1988: Tổ máy số 1 hòa lưới điện quốc gia.
  • Ngày 04 tháng 04 năm 1994: Tổ máy số 8 hòa lưới điện quốc gia.
  • Ngày 20 tháng 12 năm 1994, sau 15 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, Nhà máy thủy điện Hoà Bình đã được khánh thành.
  • Ngày 19/10/2007, Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị EVN đã ký Quyết định số 845/QĐ-EVN-HĐQT về việc phê duyệt Quyết toán vốn đầu tư công trình Nhà máy Thủy điện Hoà Bình với giá trị là: 1.904.783.458.926 đồng.

2. Bức thư thế kỷ thủy điện Hòa Bình:

Trong quá trình xây dựng thủy điện Hòa Bình, 168 người đã hy sinh, trong đó có 11 công dân Liên Xô. Bia tưởng niệm những người đã hy sinh vẫn còn ở đây.

Theo thông lệ, ở Liên Xô và nhiều nước trên thế giới, trước khi ngăn sông, những người xây dựng thường viết một bức thư và bỏ vào một chiếc chai hoặc lọ thủy tinh đậy kín rồi chôn vào thân đập và thường gọi là “Bức thư gửi hậu thế”.

Họ hi vọng, hàng trăm năm sau khi con đập không còn hoặc người ta phá đi do không còn hiệu quả phát điện nữa, chai đựng thư đó trôi dạt, ai đó bắt được mở ra xem sẽ biết rằng, người ta đã xây dựng công trình này như thế nào, khó khăn vất vả ra sao để có nguồn điện cho đất nước.

Tại sân Nhà truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình chóp cụt, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: “Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau”.

Thư được mở vào ngày 1-1-2100″. “Kho lưu trữ” lá thư thực chất chỉ là một khối bê tông hình chóp cụt tứ giác đều (4 mặt bên hình thang) có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn.

Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho nên không được “chôn” vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông.

Lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể. Sau khi lá thư được hoàn chỉnh về nội dung, một cán bộ viết chữ đẹp được giao nhiệm vụ chép hai bản đó với tiếng Việt và tiếng Nga bằng mực Tàu.

Vậy tại sao lại phải đến năm 2100 mới được mở?

Về việc này, có hai ý kiến giải thích.

Thứ nhất, đã là thư gửi « thế hệ mai sau” thì có nghĩa là lúc đó, những người sinh ra vào lúc thủy điện Hòa Bình khởi công, có lẽ không còn mấy người, và những công nhân, kỹ sư… tham gia xây dựng nhà máy cũng đã thành người “thiên cổ”.

Thứ hai, vào năm 2100, lớp bùn dưới lòng hồ đã dày thêm khoảng 56 mét, như vậy là không thể phát điện được nữa. Cần phải cho nhà máy nghỉ ngơi để nạo vét lòng hồ, hoặc phá bỏ nhà máy… Mà để làm được công việc đó thì phải mất hàng năm trời. Và lúc đó mới mở lá thư cho “thế hệ mai sau” biết ngày xưa, lớp cha ông đã lao động như thế nào.

 3. Tượng đài bác hồ ở thủy điện Hòa Bình:

Tượng đài tọa lạc trên đỉnh đồi ông Tượng như tồn tại cùng không gian, trời đất, chứng kiến những nỗ lực, thành quả xây dựng quê hương của cán bộ và nhân dân trong tỉnh.

Đứng ở khu vực tượng có thể nhìn ôm trọn không gian nhà máy thủy điện vào tầm mắt, thấy được lòng hồ mênh mang và dòng sông Đà êm ả như dải lụa êm đềm trôi nhẹ phía hạ lưu.

Tượng đài Bác Hồ được hoàn thành vào ngày 8/1/1997, sau đúng một năm khởi công, được khánh thành vào ngày kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Toàn bộ có chiều cao 18 m, trong đó, phần thân Tượng Bác cao 13,5 m (tính từ chân dép cao su trở lên tới đỉnh đầu), bệ tượng (phần sóng nước mây trời) cao 4,5 m. Tượng đài Bác nặng khoảng 400 tấn, bằng chất liệu bê tông siêu cao, bê tông granít do Viện Vật liệu xây dựng nghiên cứu và thực hiện theo yêu cầu của công trình. Tượng đài được xây dựng trên đỉnh đồi ông Tượng có độ cao khoảng 186 m so với mặt nước biển.

Được gọi là đồi ông Tượng bởi nhìn từ xa, quả đồi này trông giống như một ông voi khổng lồ đang nằm phủ phục, vươn vòi xuống uống nước bên dòng sông Đà.

Từ chân tượng đài lên khu vực tiền sảnh được thiết kế 79 bậc thang, tương ứng với 79 mùa xuân trong suốt cuộc đời của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc suốt một đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, lo cho nước, cho dân được độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Ý tưởng kiến trúc, xây dựng Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình xuất phát từ sự kiện Bác Hồ về thăm Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Trong chuyến thăm, Bác đã ghé thăm trường Thanh niên lao động XHCN, nay thuộc địa phận xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình. 

Bác đến đang vào mùa nước lũ, nhân dân đã làm bè mảng lớn để đưa Bác qua sông. Đứng trên mảng, Bác chỉ tay xuống dòng sông Đà và nói: Sau này nước nhà thống nhất, chúng ta phải chinh phục dòng sông này để ngăn lũ, phục vụ lợi ích nhân dân. Chính vì vậy, kiến trúc tượng Bác với cánh tay chỉ xuống dòng sông như thể hiện tư tưởng lớn lao của Người được các tác giả gửi gắm vào tác phẩm Tượng đài Bác Hồ.

Trên khắp đất nước, có hàng nghìn các pho tượng Bác lớn nhỏ, các pho lớn đặt tại quảng trường các tỉnh thành. Nhiều pho nhỏ hơn như tượng đứng, tượng ngồi ghế mây đặt tại các công viên, khuôn viên các cơ quan đoàn thể… Nhiều pho tượng bán thân, vẫy tay chào… tại các phòng hội nghị, phòng làm việc… để tưởng nhớ công ơn đời đời của Người, cũng như ghi nhớ và làm theo những lời Bác dạy xuyên suốt các thế hệ mãi về sau. 

==> Xem ngay nơi bán tượng đồng Bác Hồ chuẩn đẹp giống và uy tín nhất

Facebook