Nam Phương Linh Từ – Nhà Thờ Họ Đặng Ở Đồng Tháp

Nam Phương Linh Từ – Nhà Thờ Họ Đặng Ở Đồng Tháp như một “biệt phủ” được nhiều người gọi là “cố đô Huế” giữa Tây Nam Bộ với khung cảnh khiến nhiều người choáng ngợp khi ghé thăm.

Quần thể Nam Phương Linh Từ được khởi công xây dựng từ ngày 30/10/2009 trên diện tích 5 hecta, tọa lạc tại xã Long Hưng A, H.Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng, do doanh nhân Đặng Phước Thành (Chủ tịch HĐQT Vinasun Corp) phát tâm xây dựng.

  1. Họ Đặng tại Đồng Tháp:

Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm sinh năm Giáp Tý 1744, tại , thôn Văn Liêu, xã Uy Viễn, Tổng Phán Xá, huyện Nha Nghi, Phủ Đức Quang, trấn Nghệ An xưa. 
Thân sinh của ông Đặng Nhân Cẩm là Đặng Sĩ Quán, tự Duy Phiên làm quan giữ chức Chánh sứ Lạng Sơn ( Tỉnh trưởng). 
Ông nội Thủy sư Đô Đốc Đặng Nhân Cẩm là Liêu Quận Công Đặng Sĩ Vinh, con thứ 4 của Tăng Quận Công Đặng Nhân Ngôn, cháu đời thứ 10 của Quốc công Đặng Tất – cháu 9 đời của Hàn Lâm viện Đặng Chủng.
Sau khi đỗ Hoành Từ, Vua Lê Dụ Tông bổ nhiệm làm quan nội Thị Văn Chức (hàng quan văn). Ba năm sau được cử Huấn Đạo Trường An (Ninh Bình).
Năm Canh Tý (1720) cử làm tri huyện – huyện Đông Thành (nay huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An).
Năm Bính Ngọ (1726) cụ được phong lễ chức tri phủ Thiện Thiên trông coi 8 huyện ở Trấn Thanh Hoa – Thanh Hóa) gồm Thụy Nguyên – Vĩnh Phú.
Bà Đặng Thị Dương cô ruột của ông Đặng Nhân Cẩm là thứ thất của Hoàng giáp khoa Tân Hợi 1731 Tể Tướng Nguyễn Nghiễm ( thân sinh Đại thi hào Nguyễn Du).
Sau khi đỗ Tam Trường ông Đặng Nhân Cẩm và Đặng Nhân Cầm vào đất phương Nam.
Hai anh em ông Đặng Nhân Cẩm đi theo Nguyễn Ánh góp phần tạo dựng nên Vương Triều Nguyễn Gia Long hùng mạnh.
Thủy sư Đô Đốc Đặng Nhân Cẩm sinh ra trong một gia đình quý tộc mà cha, con, ông, cháu, nội, ngoại đều là những nhà khoa bảng làm quan của các Vương Triều .
Khi mất, phần mộ của ông được mai táng tại xã Long Hưng A huyện Lấp vò tỉnh Đồng Tháp. Đền thờ Liêu Quận Công Đặng Sĩ Vinh ở Hà Tĩnh là Di tích lịch sử văn hóa.
Bài vị của Thủy sư đô đốc Đặng Nhân Cẩm được phụng thờ trong đền thờ đó. Doanh nhân, cử nhân Đặng Phước Thành là hậu duệ trực tiếp của Thủy sư Đô Đốc Đặng Nhân Cẩm.

2. Nhà Thờ Họ Đặng:

Quần thể Nam phương Linh từ và Đặng tộc Nam phương Linh từ được khởi công xây dựng từ ngày 30/10/2009 trên diện tích hơn 5 ha với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng. 

 Đền thờ Đặng tộc, Bảo tàng Đặng tộc, Bảo tàng Nam bộ và dãy trường lang (làm thành 5 châu), có 4 hồ nuôi trồng thực vật và các loài thủy sinh (4 bể), có 63 chậu mai vàng (tượng trưng cho 63 tỉnh thành VN) và 54 loài hoa kiểng, cây xanh (tượng trưng cho 54 dân tộc VN).
Đặng tộc Nam phương Linh từ được xây dựng trên diện tích 644 m2 với 80 cột chính, 7 gian, 2 chái, 5 lòng là nơi thờ phụng các bậc tiền hiền, hậu hiền tộc Đặng như: Công bộ Thị lang Đặng Nghiêm, Quốc công Đặng Tất, Tể tướng Đặng Dung, Thám hoa Đặng Ma La…
Đặc biệt, trong đó có cụ tổ Đặng tộc Long Hưng Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm (Thủy sư đô đốc là tướng hải quân cao nhất được trao trong thời chiến dưới triều Nguyễn) –  người được lịch sử ghi chép là một trong những nhân vật quan trọng góp phần khai phá, gìn giữ đất phương Nam.

3. Nam Phương Linh Từ:

Nam Phương Linh Từ thờ tự 125 nhân vật lịch sử đất phương Nam. Trong đó có 21 nhân vật thời khai hoang, mở cõi, 62 nhân vật giữ gìn, bảo vệ và 42 nhân vật làm rạng danh đất phương Nam.

Nam Phương Linh Từ được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ – gỗ với phong cách nhà rường truyền thống Huế, mang đậm dấu ấn cung đình triều Nguyễn.

Đền có 7 gian, 2 chái, 3 lòng với mái hạ và hàng hiên bao quanh diện tích 509 m2 với 60 cây cột (đường kính từ 0,45 m trở lên). Các hệ thống cửa, bao lam, phù điêu, hoành phi, câu đối đều sử dụng loại gỗ danh mộc, được chạm khắc rất nghệ thuật và công phu.

Đây là một kiến trúc độc lập nằm trong quần thể các công trình khác (tổng diện tích lên đến 5 ha, trong đó diện tích sân đỗ máy bay trực thăng, 2 bãi xe ô tô và sân hành lễ lên đến 3 ha).

Có những dãy trường lang (hành lang có mái che) bao bọc chung quanh công trình với tổng chiều dài 675 m và 240 cây cột gỗ (toàn công trình có 540 cột).

Ngoài ra, Nam Phương Linh Từ còn có Nhà bảo tàng Nam bộ, trường lang, sân hành lễ,… Công trình cũng dành hơn 20.000 m2 trồng 54 loại cây xanh, hoa kiểng..

Lấy mốc thời điểm từ khi mở cõi đến năm 1975, và chia thành 3 lĩnh vực, bước đầu, ban cố vấn chọn được 125 nhân vật (đã mất trước 1975).

Trong đó lĩnh vực có công thời khai mở có 21 nhân vật, lĩnh vực gìn giữ có 62 nhân vật và làm rạng danh vùng đất phương nam có 42 nhân vật. Do vậy, ở đây thờ từ Chúa Nguyễn Phúc Chu (Chúa Sãi, 1563 – 1635) với các danh thần thời mở cõi, rồi các danh thần gốc Minh hương như Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu…

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ và vua Gia Long Nguyễn Ánh cũng “chung một mái đền” dù họ từng là tử thù không đội trời chung.

Rồi các sĩ phu thời Cần vương, Văn thân chống Pháp, các liệt sĩ thời chống Pháp và Mỹ, các chức sắc tôn giáo (Sư Thiện Chiếu, Phạm Công Tắc, Huỳnh Phú Sổ…), các nghệ sĩ (Trần Hữu Trang, Năm Phỉ…), nhà báo (Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh…), nhà văn – thơ (Sương Nguyệt Anh, Hồ Biểu Chánh, Đông Hồ…) và cả nhà tình báo (Phạm Ngọc Thảo)…

Tại buổi lễ khánh thành, tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao 2 kỷ lục cho quần thể công trình Nam Phương Linh Từ gồm: Đền thờ đầu tiên các vị danh nhân có công trong quá trình khai mở, gìn giữ và làm rạng danh đất phương Nam; Đền thờ có nhiều tượng đồng danh nhân lớn nhất về các nhân vật có công khai mở đất phương Nam.

Tượng thủy tổ phía trong điện thờ:

4. Đại gia họ Đặng: Đặng Phước Thành:

 Là một người con của vùng sông nước Cửu Long, gần 40 năm trước, khi phải rời xa quê hương lên TP.HCM lập nghiệp, ông Đặng Phước Thành luôn tâm niệm một điều: Khi có điều kiện sẽ trở về quê nhà, cố gắng làm một việc gì đó vừa có ích cho hiện tại mà cũng có thể để lại cho mai sau.

12 tuổi đã phải giúp mẹ làm kinh tế. Phải chăng chính cuộc sống nghèo khó ấy đã hun đúc ước mơ và đam mê kinh doanh của ông Đặng Phước Thành – Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Ánh Dương VN – Vinasun Corp.

Sau hơn 10 năm hoạt động, Vinasun chiếm hơn 45% thị phần tại Tp.HCM, 60% tại Bình Dương và trên 60% tại Đồng Nai.

Theo Vinasun Corp, năm 2013, công ty có tổng doanh thu 3.158 tỉ đồng, vượt 9,62% so với kế hoạch và tăng 16,4% so với năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt 224,45 tỉ đồng, vượt 25% so với kế hoạch và tăng 48,17% so với năm 2012. 

Ông Thành tâm sự: “Chúng tôi xây dựng quần thể kiến trúc này không phải để đánh bóng tên tuổi, cũng không để làm du lịch – kinh doanh (bán vé cho khách tham quan), mà chỉ đơn thuần là để tri ân, thờ cúng và tôn vinh các bậc tiền nhân đã có công khai mở, gìn giữ và phát triển vùng đất phương Nam.”

Ấn tượng nhất với nhiều người về quần thể không chỉ là kiến trúc với những phù điêu, câu đối, hoành phi, điển tích…được chạm nổi hoặc chạm lọng (thủng) tinh xảo mà còn là nội dung bên trong với những pho tượng đồng của 21 danh nhân có công khai mở phương Nam.

Toàn bộ công trình được chạm khắc cực kỳ đẹp mắt và ý nghĩa. Các pho tượng danh nhân được khắc họa rất đẹp và có hồn, tạo cảm xúc cho người được tiếp xúc.

Trên các công trình nhà thờ họ, điện, đền, đình chùa trên khắp cả nước, nơi thờ cúng luôn được trang hoàng kĩ càng, toát lên vẻ đẹp trang trọng và thể hiện sự tôn kính.

Hiện nay có rất nhiều các nhà xưởng nhận thi công các hạng mục đồ thờ cúng, hoành phi, đúc tượng danh nhân, tượng bán thân… đảm bảo uy tín chất lượng.

Quý khách muốn liên hệ thi công cho các công trình, dòng họ, gia đình… hoặc các sản phẩm cung tiến ý nghĩa, có thể tham khảo ngay tại đây.

Facebook