Tất tần tật những điều bạn cần chuẩn bị khi đi lễ chùa đơn giản, chính xác

Đi chùa là 1 nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Đến chùa để dâng hương, tỏ lòng thành kính, bái Phật,… Vậy, đi chùa cần chuẩn bị thế nào không phải bạn trẻ nào cũng biết. Cùng học cách sắm lễ vào chùa để đi chùa sao cho đúng? Bài viết sau đây Đúc Đồng Bảo Long sẽ giúp quý khách giải đáp các thắc mắc đó.

Lưu ý khi sắm lễ đi chùa như thế nào mới đúng?

Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khỏe, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yên vui thân mệnh, gia đình hòa thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hòa bình, văn minh xã hội và ngoài ra chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được sinh sinh tịnh độ…. Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.

Đi lễ chùa đầu năm, rằm, lễ tết như một tục lệ của người Việt 

Việc sửa soạn đi lễ chùa, sắm lễ vật để đi lễ chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:

– Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,…vv. Không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả,…vv.

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau,..) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – vị thần cai quản toàn bộ công việc của ngôi chùa.

– Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

https://huongsachtannguyen.com/wp-content/uploads/2018/12/20luu-y-khi-di-le-chua-dau-nam-moi-phunutodayvn-1338-phunutoday-1.jpg

Đi lễ chùa cần chuẩn bị những gì?

– Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại chùa.

– Hoa tươi lễ phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,…không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại….

– Trước ngày dâng hương lễ phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện,…vv.

Tại chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hinh vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở ban thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

https://cdn.vietnammoi.vn/stores/news_dataimages/tuepd/022018/16/17/2827_19.jpg

Không phải cứ sắm sửa mâm cao cỗ đầy mới là thành kính

Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị tăng trụ trì tại chùa.

Đến chùa hành lễ cần theo thứ tự như thế nào ? 

1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ tại ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông (Đức Chúa) xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư phật, bồ tát.

3. Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ tổ (nhà hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

https://berich.vn/wp-content/uploads/2015/09/lechua-600x320.jpg

Không gian thờ tự trong chùa làm cho con người cảm thấy thư thái, thanh tịnh hơn

>>>Xem thêm các mẫu bát hương bằng đồng được ưa chuộng nhất hiện nay

Những điều nên và không nên khi đi lễ chùa

1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc năm trong phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,… quanh khu vực phật điện, tam bảo.

2. Vào phật đường, đi vòng quanh tượng phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên phật “A di đà phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: hậu sinh đoan chính, đẹp, lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; sinh sinh đạo Niết Bàn.

3. Sử dụng đồ của chùa như ăn uống, thụ lộc nên lưu công đức dù ít, dù nhiều.

4. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay,… vào tảm bảo bái phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.

https://streaming1.danviet.vn/upload/1-2019/images/2019-02-21/3409_a14-1550719676-width1000height750.jpg

Tượng phật tại chùa Tam Chúc vô cùng đẹp

>>>Xem thêm 250+ mẫu tượng phật bằng đồng đẹp thờ tự tại đình, chùa

5. Không đứng hoặc quỳ chính giữa phật đường lễ phật. Lưu ý, đó là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.

6. Lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách,… Nhiều người khi lễ phật, thậm chí chiều vị trí chạy cảm phơi hết ra ngoài, vừa phạm giới uế tạp phật đường, vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sở mó tượng phật,…vv.

7. Vào chùa, nên dùng phật danh “A di đà phật” thay tên để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng

Cách bày lễ ở các ban khi đi chùa

– Ở chùa thì ban to nhất bao giờ cũng ở chính giữa. Nhà chính là ban Tam Bảo thờ phật, khi đặt lễ ở ban này để cúng dường chư phật thì đầy đủ nhất phải gòm 5 món: hương – đăng (nến) – hoa – quả – nước. Trong trường hợp không chuẩn bị được hết như vậy thì cũng không sao, cúng dường chư phật bằng tấm lòng thành chân thật. Tuyệt đối không để tiền, vàng, bao gồm cả tiền thật lên ban Tam Bảo. Tiền thật nên để trực tiếp vào hòm công đức coi như đó là tiền cúng dường. Tuyệt đối không cúng đồ lễ mặn trong chùa, kể cả để ở ban Đức Ông.

– Các ban khác trong chùa thì thường còn có ban Mẫu, ban Đức Ông, ban Thánh Hiền, ban vong,…vv tùy mỗi chùa mà có sắp xếp khác nhau, thường có biển ghi đặt ở trước từng ban, bạn có thể quan sát trước khi khấn.

– Về thắp hương thì bạn có thể thắp 3 nén, nhưng thường giờ không cho thắp bên trong chùa vì lí do an toàn, nên bạn cứ thắp chung ở lư hương to đặt trước cửa chùa, rồi sau đó đi từng ban khấn. Cũng không quá quan trọng thắp nhiều hương hay ít hương, nhiều khi kể cả 1 nén cũng không sao cả. Chỉ cần chú ý ban Tam Bảo thờ phật bao giờ cũng là to nhất nên nếu có chuẩn bị nhiều đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp và trang trọng nhất. Thậm chí, nếu không muốn cầu kỳ bạn cũng có thế chỉ cần sắp một đĩa hương hoa quả để duy nhất ở ban Tam Bảo là đủ.

https://media.laodong.vn/Storage/NewsPortal/2019/2/2/656021/IMG_20180220_175454.jpg

Ở chùa thì ban to nhất bao giờ cũng ở chính giữa

>>>Xem thêm các mẫu đồ đồng phong thủy giúp gia chủ chiêu tài hút lộc

– Về khấn thì khi đi lễ chùa thường chú trọng sám hối; sau đó nguyện hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, cho người thân, người mất được siêu sinh Tây phương cực lạc; người sống được mạnh khỏe, an lạc, biết đến phật pháp tăng, tin sâu phật pháp.

Hiện nay, khi nhiều người cho rằng, cứ phải sắm mâm cao cỗ đầy thì mới nhiều lộc, nhiều tài cho năm mới. Điều đó cũng không nói được là đúng hay sai được mà tùy thuộc vào quan niệm của mọi người.

Đi chùa là 1 nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Đến chùa để dâng hương, tỏ lòng thành kính, bái Phật. Hi vọng bài viết này Bảo Long sẽ giúp các bạn có thêm thông tin, kiến thức để chuẩn bị khi đi lễ chùa.

Facebook