Vu Lan báo hiếu – Nên làm gì trong lễ Vu Lan?

Hiếu hạnh đứng đầu muôn hạnh. Hiếu mà cảm đến trời thì mưa thuận gió hòa, hiếu mà cảm đến đất thì vạn vật sinh sôi, hiếu mà cảm đến người thì muôn phước tăng trưởng”. Tháng 7 Âm lịch hàng năm là một tháng quan trọng. Trong đó,  lễ Vu Lan báo hiếu đã trở thành nét đẹp truyền thống về đạo hiếu của Phật giáo nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Vu Lan báo hiếu xuất phát từ đâu, ý nghĩa là gì? Trong ngày này, mọi người nên làm gì?

Sự tích Vu Lan báo hiếu

Kinh Vu Lan Bồn là một bộ kinh Đại thừa, bao gồm một bài giảng ngắn được cho là bởi Đức Phật Thích Ca dạy nhà sư Mục Kiền Liên cách thực hành đạo hiếu. Theo đó Phật dạy cách làm thế nào để có được sự giải thoát cho mẹ mình, và cách báo hiếu cha mẹ, những người đã được tái sanh vào cõi âm.

Lúc Đức Phật Thích Ca còn tại thế, có gia đình bà Thanh Đề rất giàu sang, có người con là Mục Kiền Liên. Sau đó, Mục Kiền Liên xuất gia tu hành theo Đức Phật và chứng đắc Thánh quả A-la-hán, là đệ tử thần thông bậc nhất trong giáo đoàn của Phật. Sau khi chứng đắc, Ngài nghĩ đến mẹ và rất thương mẹ. Ngài dùng thiên nhãn soi khắp các cõi trong luân hồi xem người mẹ đã mất về đâu.

nguồn gốc lễ Vu lan

Vu Lan là ngày lễ quan trọng của Phật giáo, xuất phát từ câu truyện Ngài Mục Kiền Liên cứu m

Ngài soi lên cõi Trời, soi ở cõi người nhưng đều không thấy bóng dáng của mẹ. Đến khi soi xuống cõi ngạ quỷ, Ngài thấy mẹ đọa sinh làm ngạ quỷ – quỷ đối, bụng to như cái trống, cổ nhỏ như cây kim, vô cùng đói khát và khổ cực. Biết đó là mẹ của mình, Ngài Mục Kiền Liên rất thương cảm. Ngài đi khất thực, xin được một bát cơm đầy và dùng thần thông xuống cõi ngạ quỷ dâng bát cơm lên cho mẹ.

Khi chưa mất và đọa làm ngạ quỷ, bà Thanh Đề vốn có bản tính ích kỷ, tham lam. Bà không tin Tam Bảo và nhân quả, bà phỉ báng Tam Bảo và còn làm nhục cả chúng Tăng. Vì bản tính tham lam, ích kỷ ấy nên khi thấy Ngài Mục Kiền Liên xuống dâng cho mình bát cơm, bà rất mừng, nhưng lại sợ những ngạ quỷ xung quanh nhìn thấy, giành mất phần ăn của mình nên bà lấy tay che lại. Không ngờ bát cơm lập tức biến thành than hồng, không thể ăn nổi.

lễ vu lan báo hiếu

Đức Phật dạy rằng nhân ngày rằm tháng 7 cúng dường lên Đức Phật, chúng tăng để đạt phúc hồi hướng cho cha mẹ

Nhìn thấy cảnh khổ của mẹ, Ngài rất đau xót. Mặc dù đã vận hết thần thông nhưng mẹ vẫn không thể ăn được, bát cơm vẫn cháy rực lên như than hồng. Khi ấy, Ngài biết đó là ác nghiệp của mẹ, Ngài trở về xin Đức Phật chỉ cách cứu mẹ.

Khi đó, Đức Phật dạy Ngài Mục Kiền Liên chờ đến tháng 7 Âm lịch là ngày chư Tăng tự tứ, kết thúc 3 tháng an cư kiết hạ và cúng dường lên chúng Tăng. Bởi trong 3 tháng này, chư Tăng thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tinh tấn tu hành trong hòa hợp thanh tịnh nên công đức tu tập rất lớn. Cho nên, Đức Phật dạy Ngài Mục Kiền Liên chờ đến mùa kết khóa an cư và dâng vật phẩm cúng dường lên chúng Tăng sẽ được phước báu rất lớn. Và phần phước lớn ấy hồi hướng cho mẹ của Ngài thì có thể cứu được bà.

Vâng theo lời Phật dạy, Ngài Mục Kiền Liên tổ chức đại lễ cúng dường Đức Phật và thập phương Tăng nhân ngày tự tứ. Sau khi chư Tăng thọ thực và chú nguyện phần phước báu cúng dường thì lập tức bà Thanh Đề chuyển được ác tâm, thoát kiếp ngạ quỷ và sinh về cõi Trời.

=>> Xem ngay đồ thờ cúng bằng đồng ý nghĩa nhất

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu

Theo góc nhìn của đạo Phật, sau khi bỏ báo thân, tùy theo nhân quả nghiệp báo của mỗi người mà quyết định linh hồn của họ được sinh vào cảnh giới nào. Nếu họ tái sinh vào 3 đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh thì sẽ phải chịu rất nhiều đau khổ,…

Do đó, ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời. Trong ngày này, chúng ta có thể làm những việc thiện lành để cầu siêu độ giúp họ thoát khỏi cảnh khổ. Ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan là nhân mùa Tăng chúng kết thúc an cư kiết hạ, chư Phật dạy hàng Phật tử tại gia có tín tâm với Tam Bảo phát tâm đến chùa cúng dường Tam Bảo, chúng Tăng. Việc này để lấy công đức phước báu đó hồi hướng cho người thân đã mất. Nhờ phúc báu được hưởng, mà họ được tiêu trừ các nghiệp chướng khi còn tại thế. 

Ngày lễ Vu Lan mang ý nghĩa thể hiện hiếu đạo của người con tới cha mẹ, sự yêu mến, kính trọng tới người thân

Ngoài ra, ngày lễ này thể hiện đạo Hiếu, sự tôn kính của bề con với ông bà cha mẹ mình. Việc này không chỉ gìn giữ truyền thống Uống nước nhớ nguồn đã có từ ngàn đời mà còn là hành động nhắc nhở những thế hệ sau luôn luôn đặt chữ Hiếu lên đầu. Báo ơn công sinh thành dưỡng dục là đạo lý làm người mà mỗi người tôn luôn phải khắc sâu ghi nhớ.

Thông qua ngày lễ này, những ai còn cha mẹ, người thân trên đời được cảnh tình, quan tâm tâm và kính yêu họ. 

Truyền thống lễ Vu Lan tại Việt Nam

Tại Việt Nam, lễ này thường được làm vào ban ngày ngày rằm tháng 7, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn. Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, Ngày Rằm tháng 7 trùng với ngày “Xá tội vong nhân”. Theo các truyền thuyết, Diêm Vương sẽ mở Quỷ Môn Quan cho phép các cô hồn, ngạ quỷ được tự do trở lại dương thế. Bởi vậy, nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là “cúng cô hồn”, “cúng thí thực”.

Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: Một cúng tổ tiên tại bàn thờ gia tiên và cúng chúng sinh ở trước nhà hoặc trên vỉa hè.

“Bông hồng cài áo” là một nghi thức đặc biệt tại Việt Nam

Tại các chùa, tu viện, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức “Bông hồng cài áo“. Cài bông hồng đỏ cho những ai còn mẹ và bông hồng trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức này do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách viết năm 1962. Một số địa phương có tục lệ riêng dân chúng xếp thuyền giấy rồi thả ra hồ, biển để gửi cầu những mong ước.

Người Việt Nam tin rằng, đây là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ như không mua sắm, không đi chơi đêm, không phơi quần áo, không bơi lội… Nhiều người còn kiêng cữ và ăn chay trong tháng này để thanh tịnh.

=>> Các loại tượng đồng, tượng chân dung cho người thân

Nên làm gì trong ngày Vu Lan báo hiếu?

Vu Lan báo hiếu này ngày lễ quan trọng trong Phật giá và những người con tại Việt Nam. Trong buổi lễ quan trọng này, có một số việc khuyến khích mọi người lên làm.

1. Chuẩn bị cơm cúng cho lễ Vu Lan

Mỗi gia đình thường chuẩn bị một mâm cơm cúng trong ngày lễ Vu Lan. Bởi vì ngày lễ trùng với ngày “Xá tội vong nhân” nên thường sẽ có ít nhất 2 mâm lễ khác nhau. 

  • Lễ cúng Phật: chuẩn bị mâm cỗ chay gồm xôi đỗ, giò chay, nem chay, canh nấm…
  • Lễ cúng gia tiên: chuẩn bị mâm cỗ mặn gồm gà, xôi, nem rán, giò lụa, nộm gà….
  • Lễ cúng chúng sinh: chuẩn bị muối gạo, cháo trắng nấu loãng, hoa quả, quần áo hàng mã, tiền vàng, bỏng gạo…

Ý nghĩa của mâm cúng lễ Vu Lan là để tạ ơn thần linh, tưởng nhớ tổ tiên. Ngoài ra, mâm cơm cúng chúng sinh còn để cầu nguyện cho các vong hồn được siêu thoát. Và đặc biệt, ý nghĩa của mâm cơm cúng lễ Vu Lan là để bạn cầu bình an cho cha mẹ, gia đình của mình.

Ngoài mâm cúng Phật và cúng gia tiên, mâm cúng chúng sinh để cầu cho các cô hồn siêu thoát

2. Đi chùa cầu bình an trong lễ Vu Lan 

Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ là việc con cái nên làm trong ngày lễ Vu Lan. Công ơn sinh thành và dưỡng dục nặng tự Thái Sơn. Nếu may mắn còn cha mẹ, lên chùa để thắp hương và cầu xin cho họ luôn được khỏe mạnh, hạnh phúc, sức khỏe an khang. Nếu không còn cha mẹ, thành tâm cầu xin Đức Phật tìm đường chỉ lối để cha mẹ sớm được cứu độ, được lên cõi trời.

3. Ăn chay trong lễ Vu Lan

Ăn chay hay còn gọi là trai giới là một tín ngưỡng của người Việt. Ăn chay đưa con người về với thanh tịnh, bình yên. Ăn chay tốt cho sức khỏe và giúp bảo vệ môi trường. Theo đạo Phật, ăn chay là việc làm giúp giảm sát sinh, tích thêm phước đức. Vào lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, hãy dành một ngày để ăn chay để cầu xin cho cha mẹ luôn được khỏe mạnh, an lành.

4. Dành những lời chúc chân thành cho cha mẹ

Trong sự phát triển xã hội ngày nay, chúng ta có rất nhiều các mối quan tâm trong cuộc sống. Việc gần gũi thân cận với người thân bị xem nhẹ. Rất khó để mở lời những lời yêu thương. Lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ chính là dịp để bạn nói ra tình cảm của mình. Hãy cho cha mẹ biết rằng bạn yêu họ. Dành cho cha mẹ những lời chân thành, hành động chân thành. Việc đó sẽ khiến cha mẹ hạnh phúc và vô cùng cảm động.

Thả hoa đăng trong lễ Vu là một tập tục thể hiện sự mong cầu bình an, sức khỏe đến cha mẹ, người thân

5. Dành thời gian chăm sóc, ở cạnh cha mẹ

Mỗi gia đình giống như một tổ chim, khi đứa con đủ lông cách, chúng sẽ bay đi tìm chân trời mới. Và bởi rất nhiều lí do, chúng ta không thể gần gũi, kề cạnh bên cha mẹ người thân thường xuyên. Những ai may mắn còn cha mẹ, Lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ chính là dịp để bạn dành thời gian chăm sóc cha mẹ. Hãy dành cho cha mẹ những lời hỏi han, dành thời gian ở cạnh để tâm sự cùng cha mẹ. Cha mẹ đã già, bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe của họ nhiều hơn. Đừng keo kiệt vài phút mỗi ngày để ở bên mẹ cha.

=>> Các mẫu tranh đồng ý nghĩa tặng cha mẹ, người thân

6. Tặng những món quà ý nghĩa cho cha mẹ

Cha mẹ thường nghĩ cho con cái, dù rằng không muốn con cái tốn nhiều chi phí nhưng sự vui vẻ trong lòng là điều không thể chối từ. Không ai không thích được tặng quà, hơn hết là món quà ý nghĩa từ chính con cái, người thân của mình.

Chẳng cần những món quà sang trọng, đắt tiền cho cha mẹ. Điều họ cần ở bạn là sự chân thành và tình cảm của bạn. Hãy dành cho cha mẹ những món quà đơn giản nhưng chứa đựng tình cảm của bạn. Một bó hoa cho mẹ, một bức tranh cho bố, một bữa cơm tự tay bạn nấu… đều làm cha mẹ ấm lòng.

câu đối hay về cha mẹ

Tặng cha mẹ những món quà ý nghĩa như tranh để thể hiện tình yêu chân thành tới đấng sinh thành

7. Hãy làm nhiều việc thiện để tích đức cho con cái, bản thân và bố mẹ

Cha mẹ là người luôn lo lắng cho con cái. Cha mẹ chẳng cần bạn phải báo hiếu họ. Nhìn thấy con cái sống tốt và vui vẻ. Để đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành, bạn hãy sống tích cực hơn. Nhìn thấy cuộc sống của bạn tốt lên thì cha mẹ mới vui lòng được. Ngoài ra, trong đạp Phật, con người luôn nằm trong Nhân quả luôn hồi, làm việc thiện không chỉ giúp dỡ cho người khó khăn mà còn giúp cho bản thân và người thân yêu của mình.

Làm nhiều việc thiện, tích đức cho bản thân và người thân của mình

Đức Phật đã dạy: ““Ân đức cha mẹ vô cùng, kể không bao giờ hết”. Vu Lan báo hiếu là ngày lễ quan trọng, là sự khẳng định cho đạo lý hàng đầu để “làm người”.

=>> Xem ngay các mẫu tượng Phật đẹp nhất

Facebook