Tìm hiểu tục lệ cúng Giỗ trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt. Ngày này, con cháu thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Cùng tìm hiểu tục lệ cúng giỗ cổ truyền trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt xưa.

Ý nghĩa tục lệ cúng giỗ trong thờ cúng tổ tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa bình dị và giàu tính thực tiễn. Không giống như sự cực đoan trong nhiều tôn giáo khác. Bởi vậy, tục thờ này dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cúng tổ tiên, thế hệ trước làm gương cho thế hệ sau. Đây không chỉ vì trách nhiệm đối với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống.

Giáo sư Đào Duy Anh cho rằng: “Tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích”. Khi làm cúng giỗ cho người thân, người ta thường sẽ nêu những nguyện vọng, lời cầu xin như: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống được bình yên, suôn sẻ… Không biết có hiệu quả không, nhưng ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên đã thành công. Con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống.

tục lệ cúng giỗ đầu

Tục lệ cúng giỗ hình thành từ sự nhớ ơn người thân cũng như niềm tin vào tâm linh

Như đã đề cập phía trên, quan niệm về một nơi là “âm phủ” khiến con người sợ hãi. Xuất phát từ sự thành kính, đền ơn đáp nghĩa, con cháu thờ cúng tổ tiên, ông bà để họ không trở thành quỷ đói. Ngoài ra, việc thờ cúng này sẽ tạo cảm giác linh hồn các người thân luôn bên cạnh con cháu. Họ mách bảo cho con cháu và giúp đỡ chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp thuận hòa.

Với những mong muốn bình dị và niềm tin nguyên thủy chất phát, thờ tổ tiên được coi là thứ tín ngưỡng không thể thiếu với mọi lớp người. Có thể nói, tục cúng giỗ là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta. Mang đạo lý nhân ái “Uống nước nhớ nguồn” trong tiến trình lịch sử. 

=>> 50+ mẫu Bát hương thờ gia tiên, thờ Phật tốt nhất

Những ngày quan trọng trong cúng giỗ

Phong tục cổ truyền của người Việt Nam luôn coi trọng ngày cúng giỗ Tổ Tiên. Ngày giỗ thường là ngày kỷ niệm người chết qua đời. Con cháu phải ghi nhớ ngày này để làm trọn bổn phận với người mất. Suốt từ lúc cáo giỗ cho đến hết ngày giỗ, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương. Trong cúng giỗ lại chia thành nhiều gia đoạn, ngày khác nhau.

1. Giỗ đầu

Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường, là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. 

Vào ngày Giỗ Đầu, ngoài mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản… thì người ta thường mua sắm rất nhiều đồ hàng mã không chỉ là tiền, vàng, mã làm bằng giấy mà còn cả các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ và một hình nhân. Gia chủ sẽ đem những đồ lễ này lên bàn thờ để cúng. Cúng xong thì đem ra ngoài mộ để đốt.

Những đồ vàng mã trong ngày Tiểu Tường được gọi là mã biếu. Vì khi những đồ lễ này người quá cố và Gia tiên không được dùng, mà sẽ đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự quấy nhiễu. Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Sau lễ này, người ta sẽ sửa sang lại mộ cho người quá cố, thi hài vẫn nằm dưới huyệt táng.

tục lệ cúng giỗ của người việt

Khi một người thân mất đi, nhưng người ở lại sẽ tiến hành cúng giỗ người đó

2. Giỗ Hết

Giỗ Hết gọi là Đại Tường, là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Vào ngày Giỗ Hết, người thân cũng chuẩn bị mâm lễ mặn và hoa, quả, hương, phẩm oản, vàng mã… Vàng mã được đốt cho người quá cố cũng nhiều hơn ngày Giỗ Đầu.

Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Diện mời đến ăn giỗ dịp này thường đông hơn lễ Tiểu Tường, cỗ bàn cũng làm linh đình và công phu hơn. Khách đến ăn giỗ vẫn mặc đồ tang phục, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang hai năm trước và Tiểu Tường. 

Sau ngày lễ này hết hai tháng, đến tháng thứ ba người ta sẽ chọn ngày tốt để Trừ phục tức có nghĩa là Bỏ tang, người thân sẽ đốt hết những áo quần tang, gậy chống. Sau đó, người đang sống sẽ trở lại cuộc sống thường nhật, có thể tổ chức hay tham gia các cuộc vui đình đám. Đây là một buổi lễ vô cùng quan trọng, vì nó là một bước ngoặt đối với người đang sống và vong linh của người đã mất.

Giỗ hết được tổ chức vào năm thứ hai sau khi người thân mất đi

3. Giỗ Thường

Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát Kỵ, là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm. Đây là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường.

Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế. Nhưng quan trọng hơn là con cháu còn nhớ đến tổ tiên và người đã khuất, thể hiện lòng thành kính. Cúng giỗ không nhất thiết phải quá đắt đỏ, linh đình hay quá cầu kỳ, nhà nghèo chỉ cần có đĩa muối, bát cơm úp, quả trứng luộc thì cũng đã giữ được đạo hiếu với tổ tiên.

=>> Có thể bạn quan tâm: Các nghi thức thờ cúng tổ tiên của người Việt

Cúng giỗ mấy đời thì dừng lại?

Ngày nay, khi xã hội hiện đại càng ngày càng phát triển, các chuẩn mực về gia đình xưa cũ cũng dần được thây thế. “Tứ đại đồng đường” hay “Tam đại đồng đường” đã không mấy được áp dụng, thay vào đó là những gia đình đơn lẻ. Việc thờ cúng tổ tiên cũng dần thay đổi theo tiến trình này.

Trong các phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, con trai trưởng mới là người thờ phụng chính ông bà tổ tiên. Nếu vậy, nhưng người anh em tách riêng thành một gia đình cá thể thì sao, họ có thờ phụng tổ tiên không? Câu trả lời là có, nhưng được lược giản đi rất nhiều. Họ không thờ riêng từng thế hệ các đời trước, may chăng là thờ bố mẹ, còn lại là thờ chung “gia tiên”.

tục lệ cúng giỗ

Treo truyền thống, cúng giỗ sẽ kéo dài tới 5 đời mới dừng lại

Với người thờ thờ chính trong gia đình thì sẽ thờ nhiều đời. Thế hệ con thờ cha mẹ gọi là thờ một đời. Thế hệ cháu thờ ông bà nội ngoại gọi là thờ hai đời. Thế hệ chắt thờ ông bà cố gọi là thờ ba đời. Thế hệ chút (người miền Nam gọi là cháu sơ) thờ ông bà sơ gọi là thờ bốn đời.

Theo thông lệ xa xưa, khi ông bà trở thành đời thứ năm thì việc thờ phụng sẽ dừng lại. Mục đích là đểi vong linh theo cát bụi thời gian, siêu thoát. Các bài vị sẽ mang đi đốt hay đi chôn, đúng với câu “Ngũ đại mai thần chủ”. Nhưng hiện nay, cũng rất ít người có thể giữ được tục này. Thường, các gia đình chỉ thờ tới đời thứ ba đã dừng lại.

Trên đây là bài viết “Tìm hiểu tục lệ cúng giỗ trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt“. Hi vọng thông qua bài viết, độc giả có thể hiểu hơn về một nét đẹp trong tín ngưỡng và đạo lý con người Việt Nam.

=>> Có thể bạn quan tâm: Đạo Ông Bà – Thờ cúng tổ tiên mấy đời thì dừng lại?

ĐÚC ĐỒNG BẢO LONG

Hotline: 0984.888.889 – 0915.979.388

Facebook