Cách Đặt Và Bài Trí Bàn Thờ Thổ Công Và Gia Tiên

 

Cách Đặt Và Bài Trí Bàn Thờ Thổ Công Và Gia Tiên

Trước tiên ban thờ là nơi tưởng nhớ tới các thân nhân gia tiên, tiền tổ nhà mình, nó như một thế giới thu nhỏ của người đã khuất.

Bàn thờ gia tiên là nơi thờ cúng tổ tiên linh thiêng nhất với mỗi gia đình,dòng họ. cho dù bạn là con trưởng, hay con thứ, dù bạn ở bất kỳ nơi đâu cũng đều có thổ công và thần linh chúa đất, có các vong linh gia tiên tiền tổ của mình.

Để ghi nhớ công ơn sinh thành ra chúng ta,và tỏ lòng tôn kính với các thần linh, do vậy phải có ban thờ Thổ Công và gia tiên tiền tổ…

Cách đặt bàn thờ thổ công, thổ địa thần tài

Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần), là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, cai quản một vùng đất nào đó. đặc biệt với những người làm kinh doanh thì việc thờ cúng thổ công càng trở nên quan trọng.

Khi thỉnh tượng Thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, Thổ Đại.

Về nhà dùng nước lá bưởi rửa và đặt lên bàn thờ, mua các đồ cúng về cúng khấn là được, lần sau cúng vái bình thường.

Đa phần, các vị thần đều dùng mặn, đặc biệt chỉ có Thần Tài, Thổ Địa dùng vừa mặn vừa chay. Lễ cúng nửa năm đầu thì mặn, mà từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm là chay.

Lễ cúng mặn từ tháng 1 âm lịch tới tháng 6 âm lịch:
– 1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây ( có trái dừa ), 5 cây nhang, 5 chun rượu đế, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo , muối hột, vàng bạc đại 2 miếng .

– một bộ tam sên gồm : 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt , 1 con tôm ( hay cua ), tất cả đều luộc.

Lễ cúng chay từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm, tháng 12 âm lịch:
– 1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây ( có trái dừa ), 5 cây nhang, 5 chun nước , 2 đèn cầy , 2 điếu thuốc, gạo, muối hột , vàng bạc đại 2 miếng.

– Bánh chay như là bánh ít, bánh tét, bánh ngọt …v…v …

Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

==> Xem ngay Giá Bộ Tam Sự Bằng Đồng, cách đặt bộ tam sự trên bàn thờ gia tiên

Đặt bàn thờ thổ công chỗ nào trong nhà, Vị trí đặt ban thờ thổ công

Bàn thờ ông Công không chỉ thờ một vị thần mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để cả danh hiệu của ba vị thần này. Mỗi vị thần trông coi một công việc riêng biệt. Thổ công trông coi việc bếp núc, Thổ địa trông coi việc trong nhà, Thổ kỳ trông nom việc chợ búa cho phụ nữ hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Công ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.

Không đặt bàn thờ Thổ Công đối diện cửa chính, cửa nhà vệ sinh, nơi ồn ào… cản trở vận tài của gia chủ.

==> Xem ngay 55 đồ thờ cúng thường dùng cho bàn thờ thổ công và gia tiên

Bàn thờ Thổ Công và gia tiên

Ban thờ trong mỗi gia đình cần những vật dụng cần thiết để tỏ lòng thành kính của con cháu với những vong linh trong dòng họ, gia đình mình. 

Việc bố trí đặt hướng bàn thờ cần căn cứ vào mệnh của gia chủ:
 
– Người mệnh Đông tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Khảm (Bắc), Tốn (Đông Nam), Chấn (Đông), Ly (Nam).
 
– Người mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng Đoài (Tây), Càn (Tây Bắc), Cấn (Đông Bắc), Khôn (Tây Nam). Đặt bàn thờ theo thuật phong thủy
Việc lập bàn thờ thường được tiến hành đồng thời với nhập trạch, nên việc lựa chọn thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sau này. Ngoài thời gian phù hợp với nhập trạch, cúng tế hay hợp tuổi gia chủ, người ta còn chú ý đến thời điểm có sao Bát Bạch để hóa giải sát khí.
Trên bàn thờ thông thường gồm các vật dụng sau: đỉnh đồng, hạc đồng, chân nến,lọ hoa ống nhang, mâm quả, đôi đèn thờ, ngai chén, chóe nước…
Trên bàn thờ gia đình thông thường sẽ sử dụng 3 bát hương. Bát hương thờ Thổ Công cao nhất ở giữa, 2 bát hương còn lại thấp hơn, 1 bát là thờ tổ tiên, 1 bát là thờ bà cô ông mãnh.
==> Xem ngay Đỉnh đồng đặt trước hay sau bát hương? Cách đặt đỉnh đồng và bát hương trên bàn thờ

Bát hương Thổ Công đặt ở đâu? Cách đặt bát hương Thổ Công:

Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải.
Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ số bát hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh…).
 
Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã “phạm thượng” với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ.
Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa của người Việt bao đời nay, hầu như những người theo đạo Phật thì trong nhà ai cũng có ban thờ cúng, để thắp hương vào các ngày rằm, mùng 1 và những ngày giỗ Tết.
Nhiều gia đình hiện đang gộp 3 bát nhang thành chung 1 bát hương lớn ở ban giữa gia đình, theo nhiều lời khuyên thì điều này là không nên vì Thổ Công là các vị thần không thể thờ chung với các vong linh của Gia Tiên và Tổ Cô được.
Thổ Công là vị thần cai quản đất đai và không cho các vong lạ xâm nhập vào gia đình, tránh bị quấy phá bởi những vong vất vưởng. Nếu bạn vẫn thờ một bát nhang mà gia đình vẫn êm ấm, làm ăn phát đạt thì bạn nên giữ nguyên.
==> Xem ngay 68 mẫu bát hương bằng đồng thờ gia tiên đẹp ý nghĩa

Cách bốc bát hương Thổ Công và gia tiên:

Sau khi mua bát hương về, tiến hành rửa qua nước muối rượu gừng, pha thêm một chút nước hoa hoặc thả cánh hoa hồng để thơm tho sạch sẽ. Sau đó phơi khô hoặc xông trầm hương. Nước rửa xong đổ ra sân hoặc vẩy quanh nhà, tuyệt đối không đổ xuống cống.

Sau đó lót ở đáy bát nhang một mảnh giấy trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát nhang “hoá”).

Theo quan niệm xưa, bát nhang đã được làm đúng pháp thì phải có cốt: Cốt bát nhang có 7 thứ báu (Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,… Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ (do sư ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết).

Trong bát nhang còn có tiền âm (“Ngũ Lộ Thần tài”), tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.

Tiếp theo đốt tro bếp bằng rơm nếp hoặc trấu , không nên cho cát vì sẽ rất nặng.

Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông, Tiên Gia tùy theo môn phái của Thày để an vị Bát nhang. Khi làm phép lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác.

Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và Bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ). Chỉ khi hoàn thành các công đoạn bốc bát hương này thì bát hương mới chính thức được đưa vào sử dụng làm vật thờ cúng và mới có đủ linh lực.

==> Xem ngay Cách Trang Trí Đèn Bàn Thờ, Giá Chân Đèn Bàn Thờ Bằng Đồng

Những kiêng kỵ khi đặt bàn thờ:

– Kiêng đặt tượng thần thánh trong phòng ngủ đặc biệt là phòng của vợ chồng.
 
– Kiêng kỵ về cách cục, trong phong thủy bàn thờ được coi như kháo sơn, cần đặt ở nơi có sơn tinh đang vượng.
Như năm nay chúng ta đang ở trong vận 8, bàn thờ nên đặt nơi có Cửu Tử hay Nhất Bạch đáo sơn.
 
– Kiêng kỵ về thời gian lập bàn thờ: Việc lập bàn thờ thường được tiến hành đồng thời với nhập trạch, nên việc lựa chọn thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sau này. Ngoài thời gian phù hợp với nhập trạch, cúng tế hay hợp tuổi gia chủ, người ta còn chú ý đến thời điểm có sao Bát Bạch để hóa giải sát khí.
 
– Kiêng kỵ về người lập bàn thờ: Người xưa cho rằng phụ nữ mang thai có nhiều tạp khí, không nên động chạm vào bàn thờ hay bát hương. Hơn nữa, người bốc bát hương nên là gia chủ, chứ không nhất thiết phải nhờ người khác, cốt sao là sự thành tâm và tay chân sạch sẽ khi thực hiện.
==> Xem ngay Cửa hàng chuyên bán đồ thờ cúng uy tín chất lượng nhất hiện nay
 
– Kiêng kỵ về bố trí trên bàn thờ: Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên chứ không phải nơi phô trương hay trưng bày, những thứ không liên quan đến thờ cúng không bày lên bàn thờ, nhất là giấy công đức ở đình chùa. Nếu thờ gia tiên cùng Phật hay thờ mẫu, cần tách riêng bàn thờ Phật hay thờ mẫu, bàn thờ gia tiên để thấp hơn và tách biệt
 
– Kiêng kỵ về đồ lễ trên bàn thờ: Quan trọng nhất là hương hoa, tức hương thắp, hoa quả tươi, hoa tươi và nước sạch. Tránh các loại đồ giả như hoa quả nhựa. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh bày để từ tháng này qua tháng khác. Không nên để lễ mặn, hay tiền mặt lên bàn thờ.
 

Facebook