Lễ Rước tượng Tam Thế Phật Chùa Hoà Phúc – Hà Nội.

Sau gần 2 tháng thực hiện, bộ tượng tam thế Phật chùa Hoà Phúc đã được hoàn thành. Ngày 20/12/2019 âm lịch, buổi lễ rước tượng Phật tam thế về chùa đã được thực hiện.

Buổi lễ rước an vị tượng được diễn ra giữa tiếp trời chuẩn bị chuyển sang Xuân rất đẹp. Tượng các ngài được vận chuyển bằng xe từ dưới xưởng đúc về Chùa. Tham gia buổi lễ có đầy đủ các Thầy trong chùa cùng hàng trăm các Phật tử các nơi về tham dự.

lễ rước tượng tam thế phật về Chùa.

tượng tam thế phật chùa hoà phúc

Tượng tam thế phật chùa Hoà Phúc được làm bằng gì?

Bộ tượng Phật tam thế được chế tác và thực hiện đúc bởi cơ sở Đúc Đồng Bảo Long ở ý yên nam định. Cùng tìm hiểu về thông số chi tiết về ba pho tượng này:

+ Chất liệu: được đúc nguyên khối từ đồng đỏ.

+ Kích thước: chiều cao tổng thể của tượng là 1m33, chiều cao tổng thể cả tấm phật quang là 1m73

+ Trọng lượng: nặng khoảng 250kg /  1 pho.

+ Quy cách: được dát vàng lá 9999 toàn bộ phần diện và thân tượng.

+ Hình dáng: tượng Phật ngồi trên bệ đài sen.

Bộ tượng tam thế Phật dát vàng cao 1m33

đúc tượng tam thế phật

Tượng Phật được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như: tượng phật bằng gỗ, đá, đồng, thạch cao, composite,…. Trong các loại trên thì tượng phật bằng đồng được các Chùa sử dụng nhiều nhất. Ngoài yếu tố pho tượng sau khi được đúc lên rất có thần, thì tượng bằng đồng có tính bền vững rất là nhiều.

Quy trình đúc tượng tam thế Phật chùa Hoà Phúc.

Để tạo ra một tác phẩm ngoài việc đội ngũ kỹ thuật giỏi ra, thì quá trình làm tượng trải qua nhiều công đoạn phải được giám sát chặt chẽ. Để hoàn thiện bộ tượng tam thế Phật ngồi, cần phải trải qua các quy trình như sau:

+ Tạo mẫu: dựa theo những tư liệu về ảnh tượng Phật được các Thầy cung cấp. Đội nghệ nhân điêu khắc đắp mẫu sẽ tiến hành đắp tạo mẫu tượng bằng chất liệu đất sét. Đây là giai đoạn rất quan trọng để xây dựng lên được hình khối tổng thể đến các đường nét chi tiết của pho tượng. Giai đoạn này chiếm nhiều thời gian trong quá trình chỉnh sửa và duyệt mẫu để được hoàn thành như ý.

mẫu tượng phật tam thế được tạo từ đất sét

mẫu tượng phật tam thế

Sau đó được chuyển thể ra chất liệu thạch cao.mẫu tượng tam thế phật

+ Thạch cao: sau khi phần mẫu đất xong, tượng sẽ được chuyển ra chất liệu thạch cao. Mục đích là quá trình di chuyển hoặc làm khuôn tượng không bị méo móp sai lệch. Tượng chất liệu thạch cao giống y mẫu đất để phục vụ việc làm khuôn đúc đồng.

+ Dấp khuôn: từ mẫu tượng bằng thạch cao, những người thợ tiến hành dấp và làm khuôn để đúc đồng. Khuôn tượng được làm theo 2 bản: Khuôn âm bản và khuôn dương bản. Sấy khô kiệt rồi ghép 2 khuôn vào với nhau để tạo thành 1 khe hở nhỏ. Phần khe hở giữa 2 khuôn này để rót nước đồng vào đúc thành tượng.

+ Đúc đồng: đồng đỏ được tra vào lò nấu. Đồng sử dụng là đồng đỏ thanh khiết, cộng thêm một số hợp chất dẫn chảy. Tuỳ theo khối lượng đúc, thời gian nóng chảy khoảng 30-45 phút. Khi nước đồng đã đạt độ ngấu, tiến hành rót nước đồng vào khuôn tượng. Căn chỉnh lượng đồng phải đủ tránh tuyệt đối việc thiếu đồng.

Những người thợ đang tiến hành làm nguội bề mặt sản phẩm để hoàn thiện.

quy trình đúc tượng phật tam thế

Tất cả quá trình được làm thủ công.tượng tam thế phật đẹp

+ Hoàn thiện: Chờ nguội sau đúc, thợ tiến hành đục đất khuôn để lấy phôi tượng. Lúc này phôi đồng tượng Phật còn rất nhiều đậu thừa, hoa văn đường nét còn nhám,…. Thợ tiến hành cắt bỏ đậu thừa, làm nguội nhẵn mịn bề mặt tượng. Làm màu theo yêu cầu, phun phủ lớp sơn bóng trong suốt để bảo vệ bề mặt tượng.

Tượng tam thế Phật chùa Hoà Phúc đặt ở đâu?

Chùa Hòa Phúc tọa lạc tại thôn Hòa Trúc, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).

Đây là vùng đất linh thiêng, vốn được vua Lê sắc phong là đất hương khói cho Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Nguyễn Trực (1417 – 1473) sau khi qua đời.
Lịch sử ghi lại rằng: “Sau khi tạ thế phần mộ cụ an táng tại thôn Thượng Khê, xã Nghĩa Bang, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây (nay là thôn Thế Trụ, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, Hà Nội). Ngày 23 tháng 7 năm Giáp Thìn (1484), phụng chỉ vua Lê Thánh Tông, khi cải táng, cụ Nguyễn Trực được đưa về yên nghỉ ngàn thu ở trang trại Tây Tựu, thảo đường núi Thịnh Mỹ, thôn Đại Lại, xã Bạch Thạch, huyện Mỹ Lương (nay thuộc xóm Vinh Quang, thôn Bạch Thạch, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội).

Hình ảnh cổng Chùa Hoà Phúc ở Hà Nội.


Với uy linh và đạo đức của mình, Trạng Nguyên Nguyễn Trực được nhiều thế hệ con cháu và nhân dân phụng thờ. Các ngôi chùa, đình, đền, miếu cũng từ đó ra đời với mục đích thờ Phật, kính Thánh, lưu truyền gương sáng cho hậu thế. Trong dòng chảy đó, chùa Hòa Phúc xuất hiện trên nền tảng là ngôi miếu nhỏ nằm dưới gốc Đa cổ thụ vài trăm năm tuổi. Qua bao nắng mưa, thịnh suy thời cuộc, cây Đa và ngôi miếu nhỏ bị tàn phá bởi bom đạn và quên lãng (năm 1945, 1967). Lần trùng tu duy nhất vào những năm 90 của thế kỉ 20 từ sự vận động của dân làng bằng vật liệu thô sơ với diện tích khiêm tốn. Dưới bóng đại thụ lâu đời, bên cạnh ngôi đền Trúc Đóng có nguồn gốc vào khoảng năm 1880 tôn thờ đức Thành Hoàng đã có công đóng trại, lập ấp, đưa dân khẩn hoang tạo nên cộng đồng dân cư đầu tiên trên vùng đất mới mà vào thời đó phần đông là nơi du canh du cư của dân tộc Mường.

Chùa Hòa Phúc ra đời góp phần hình thành nên điểm nhấn tâm linh vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân xứ Đoài vùng châu thổ sông Hồng.

“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của Tổ tông”

Khuôn viên trong Chùa.

 

Chùa nằm trên đồi cao, nghiêng mình soi bóng bên hồ nước trong xanh có từ thưở sơ khai của tạo hóa. Mặt tiền chùa xoay hướng Đông Nam, nhìn ra ngọn Miếu Môn như bức tranh tuyệt đẹp vùng sơn cước. Bên phải là núi Voi, thuộc dãy núi Ba Vì nơi lưu giữ  huyền thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh trên đỉnh Tản Viên hùng vĩ. Bên trái là sông Tích hiền hòa mang phù sa từ dòng sông Hồng đêm ngày tưới mát những cánh đồng. Sau lưng trông xa là ngọn núi Thầy (núi Sưa) nơi tu hành và thị tịch của vị danh Tăng nhà Lý – Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Trong chùa, ngoài Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng và chư vị Tổ sư, còn thờ Quốc Tổ Hùng Vương và Quốc Mẫu Âu Cơ. Đặc biệt tôn trí pho tượng bán thân của Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng ( sinh ngày 28 tháng 8 năm 1525 – mất ngày 20 tháng 7 năm 1613), người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía Nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương Nam của 9 vị chúa Nguyễn, đặt nền tảng cho vương triều Nguyễn gồm 13 vị Vua.

Bộ tượng tam thế Phật bằng đồng cao 1m33 được rước về Chùa và được đặt an vị ngay tại Sân chính của Chùa để ba con thập phương cùng các Phật tử về chiêm ngưỡng và bái kiến.

Dưới đây là một số hình ảnh về buổi lễ rước tượng tam thế Phật chùa Hoà Phúc.

rước tượng tam thế phật tượng phật tam thế tượng tam thế phật ở hà nội lễ rước tượng tam thế phật tượng tam thế phật quy trình đúc tượng tam thế phật lễ an vị tượng tam thế phật

Trên đây là những hình ảnh về buổi lễ rước và an vị tượng Tam Thế Phật tại Chùa Hoà Phúc.

=>> Xem thêm chi tiết về Tượng Tam Thế Phật Ngồi cao 1m33.

Cơ sở đúc tượng đồng Bảo Long chuyên nhận đúc tượng Phật cho các Chùa theo yêu cầu. Chúng tôi với đội ngũ thợ giỏi, tay nghề cao, công cụ máy móc hỗ trợ hiện đại luôn đáp ứng mọi nhu cầu của Quý khách hàng.

=>> Xem các pho tượng đồng được chế tác và đúc tại cơ sở.

Facebook