Chiêm ngường chuông đồng lớn nhất Việt Nam và quả trống đồng tại chùa Bái Đính.
Đại hồng chung ở chùa Bái Đính (Ninh Bình) nặng 36 tấn, cao 5,5m, đường kính 3,45m là chiếc chuông đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Nằm ngay dưới chuông đồng “khủng” này là chiếc trống đồng nặng 70 tấn cao 4,7m.
-
Chuông chùa Bái Đính, chuông đồng lớn nhất Việt Nam:
Quả chuông đồng lớn nhất Việt Nam – là đại hồng chung của chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình). Theo thiết kế, quả chuông này nặng 36 tấn, cao 5,5m, đường kính 3,7m, tổng kinh phí 4 tỷ đồng, được các nghệ nhân đánh giá là quả chuông lớn nhất Việt Nam từ trước tới thời điểm đó.
Tháp chuông trong chùa Bái Đính (Ninh Bình) là nơi lưu giữ chiếc Đại hồng chung và Trống đồng “khủng” lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tháp chuông được xây dựng có hình bát giác, cao 3 tầng, có 2 lối cầu thang lên và xuống để tham quan Đại hồng chung và Trống đồng.
Tháp chuông hình bát giác, cao 22 m, đường kính trong tháp là 17 m, phủ bì 49 m. Cột bằng bê tông cốt thép giả gỗ. Tháp chuông có 3 tầng 8 mái với 24 đao cong vút lên.
Quả chuông đồng trong tháp với kinh phí khoảng 4 tỷ đồng, được đúc và hoàn thành và cuối năm 2006.
Xung quanh thân chuông có nhiều họa tiết hoa văn, nổi rõ lên là những chữ Hán được khắc theo chủ đề Phật giáo. Trong đó, đặc sắc nhất là bài Kinh Đại Bi Bát Nhã trong kinh Phật.
2. Quả trống đồng lớn nhất Việt Nam:
3. Quy trình đúc chuông đồng:
Chất liệu đồng dùng để nấu là đồng đỏ, được sản xuất tại làng nghề.
Muốn đúc thành công ĐHC 36 tấn cần đến hơn 44 tấn đồng. Đến lúc hoàn chỉnh phần thô tác phẩm mất thời gian đến 5 tháng, tốn 3.000 công thợ.
Tất cả được chia thành 12 nồi nấu đồng, thời gian nấu kéo dài 3 tiếng đến khi đo được độ nóng chảy đến 1.400oc thì mới đạt chuẩn, rót vào khuôn. Để đạt đến nhiệt độ này cần phải có 12 cái máy nổ D8 nhằm tạo gió và tăng nhiệt lúc cần thiết.
Sau khi đồng đủ nhiệt độ phải dùng cần cẩu 20 tấn lần lượt nâng các chảo đồng đổ vào khuôn. Cái khó là không được để cho xỉ đồng tràn ra ngoài, hoặc bị xì thì xem như mất cả chục tỷ đồng. Ngày đổ đồng vào khuôn cần đến 100 thợ đúc rành nghề giúp việc.
==> Xem ngay quả chuông đồng 1 tấn tại chùa Bửu Long Biên Hòa Đồng Nai.
4. Ý Nghĩa của việc đúc chuông:
Trong Phật giáo, chuông được đưa vào sử dụng từ bao giờ, ít sử liệu nào ghi lại một cách cụ thể rõ ràng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, Phật giáo sử dụng chuông rất sớm bởi đó là một pháp khí rất hữu hiệu, là phương tiện để tác động cũng như khai mở trí tuệ cho các hành giả đang tiến bước trên con đường giải thoát giác ngộ.
Đại hồng chung là loại chuông lớn hay còn gọi là chuông U minh, chuông này thường được đánh vào những lúc đầu hôm và cuối đêm. Đánh vào lúc đầu hôm là để thức tỉnh và nhắc nhở mọi người rằng: “Vô thường mau chóng, chẳng hẹn một ai, khi hơi thở ra mà không trở lại là qua đời khác”.
Còn đánh vào lúc cuối đêm là để sách tấn mọi người mau mau tu tập, đoạn trừ mọi phiền não cấu uế của tự tâm, gạn lọc tham, sân và si là ba thứ gây ra tội lỗi, trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi.
5. Cơ sở đúc chuông chùa uy tín:
Các công trình đúc chuông đồng đình chùa hiện nay được đúc bởi nghệ nhân làng nghề tại Huế hoặc nghệ nhân lâu năm tại Nam Định là chủ yếu.
Cơ sở đúc chuông đồng Bảo Long tại Ý yên Nam Định chuyên đúc chuông đồng thỉnh tại gia đình, chuông đồng nhà thờ họ, chuông đồng nhà chùa, chuông đông công giáo mọi kích cỡ.